Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả. Thuộc chương trình Công nghệ 9 mô đun Trồng cây ăn quả Cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án và PPT công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều

BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY ĂN QUẢ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Hãy sắp xếp mỗi bộ phận của cây dừa trong Hình 1.1 tương ứng với mục đích sử dụng sau: (1) Mĩ phẩm, (2) Giá thể trồng cây, (3) Vật liệu xây dựng.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. VAI TRÒ CỦA CÂY ĂN QUẢ

Hoạt động 1: Sử dụng làm thực phẩm

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Em hãy cho biết cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống và xã hội?

  • Vitamin C có nhiều trong các loại quả tươi, được khuyến nghị bổ sung hằng ngày với lượng đối với trẻ em và người lớn là bao nhiêu?

Sản phẩm dự kiến:

- Vai trò của cây ăn quả trong đời sống và xã hội là:

+ Sử dụng làm thực phẩm.

+ Sử dụng làm nguyên liệu chế biến.

+ Sử dụng làm dược liệu.

+ Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.

+ Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật.

- Vitamin C có nhiều trong các loại quả tươi, được khuyến nghị bổ sung hằng ngày với lượng đối với trẻ em là 25 – 35mg và người lớn là 65 – 70mg.

Hoạt động 2: Sử dụng làm nguyên liệu chế biến

GV trình chiếu hình ảnh cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc sử dụng làm nguyên liệu chế biến.

  • Ví dụ về các loại thực phẩm được chế biến từ trái cây. 

Sản phẩm dự kiến:

- Vai trò của cây ăn quả trong việc sử dụng làm nguyên liệu chế biến:

+ Nguyên liệu chính cho sản xuất thực phẩm và đồ uống

+Thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp và du lịch 

+Tạo hương vị tự nhiên và dinh dưỡng 

+ Tạo nên đặc tính đặc biệt cho sản phẩm 

- Ví dụ:

+ Trà túi lọc từ quả đào.

+ Nước giải khát từ quả chanh leo, dứa, đào,...

+ Rượu vang từ quả nho, lê, táo tây,...

Hoạt động 3: Sử dụng làm dược liệu

GV trình chiếu hình ảnh cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc sử dụng làm dược liệu.

  • Ví dụ một số bộ phận của cây ăn quả có thể dùng để chế biến thành dược liệu?

Sản phẩm dự kiến:

- Cây ăn quả đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng làm dược liệu nhờ vào những tính chất dược lý và hóa học của các thành phần tự nhiên có trong trái cây. Dưới đây là một số vai trò chính của cây ăn quả trong lĩnh vực này:

+ Trái cây chứa nhiều hoạt chất dược lý như alkaloid, flavonoid, polyphenol, saponin, và các dưỡng chất khác có tác dụng lợi cho sức khỏe con người. Những hoạt chất này có thể có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau, làm dịu da, và cải thiện chức năng miễn dịch

+ Các trái cây được sử dụng trong dược liệu thường được nghiên cứu để điều trị các bệnh và triệu chứng như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tiêu hóa, và các bệnh lâu năm khác. Ví dụ như quả lựu có chứa polyphenol có tác dụng bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch.

+ Việc sử dụng trái cây như dược liệu có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, làm dịu các vấn đề da và tăng cường năng lượng.

- Ví dụ: 

+ Lá non ngọn cây dứa có tác dụng trị say nắng.

+ Vỏ thân cây nhãn trị mụn nhọt.

+ Hạt xoài trị ho.

+ Lá bưởi được sử dụng để xông hơi trị cảm cúm. 

Hoạt động 4: Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

GV trình chiếu hình ảnh cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Nêu vai trò của cây ăn quả trong việc bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.

  • Hãy kể thêm các loại cây có tác dụng bảo vệ môi trường.

Sản phẩm dự kiến:

- Vai trò của cây ăn quả trong việc bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan:

+ Nhiều loại cây ăn quả được sử dụng làm cây bóng mát, cây cảnh quan, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Giúp nâng cao chất lượng không khí, hạn chế bụi, tiếng ồn như xoài, nhãn,...

+ Những loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn tốt được trồng để phủ xanh đất trống, đồi trọc và hạn chế xói mòn đất, như cây dứa, mận, vải,... 

- Cây có tác dụng bảo vệ môi trường:

+ Cây nguyệt quế: Loại cây này được trồng rộng rãi để tái tạo rừng và bảo vệ chất dinh dưỡng.

+ Cây bạch đàn: Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, thường được trồng để ổn định bãi cát và bảo vệ chống xói mòn đất đai.

Hoạt động 5: Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật

GV trình chiếu hình ảnh cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Hãy nêu tên một số loại cây ăn quả Việt Nam xuất khẩu.

  • Hãy kể thêm một số sản phẩm nghệ thuật từ cây ăn quả.

Sản phẩm dự kiến:

- Cây ăn quả Việt Nam xuất khẩu:

+ Bưởi năm roi.

+Sầu riêng

+ Vải thiều

- Một số sản phẩm nghệ thuật từ cây ăn quả:

Hoa văn uốn lượn trên quả bơ.

Chạm khắc hoa văn trên vỏ dưa hấu.

+ Trang trí dừa ngày Tết

+…

2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY ĂN QUẢ

Hoạt động 1: Rễ

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Chức năng của rễ là gì?

  • Hãy nêu đặc điểm thực vật học của cây ăn quả.

  • Tại sao người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả?

Sản phẩm dự kiến:

- Chức năng: 

+ Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

+ Dự trữ các chất dinh dưỡng khi cây sinh trưởng chậm hoặc ngủ, nghỉ.

+ Giữ cho cây đứng vững khi có gió bão.

- Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả: rễ, thân và cành, lá, hoa và quả.

- Người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả để trong quá trình trồng và chăm sóc cây được sinh trưởng tốt.

Hoạt động 2: Thân và cành

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Trình bày đặc điểm thân và cành của cây ăn quả?

  • Trình bày chức năng của thân và cành của cây ăn quả?

Sản phẩm dự kiến:

- Thân chính: được tính từ cổ rễ cây đến điểm phân cành đầu tiên.

- Cành:

+ Cành mọc trên thân chính là cành cấp 1.

+ Cành mọc trên cành cấp 1 là cành cấp 2.

+ Tương tự là cành cấp 3, 4, 5,...

- Chức năng: nâng đỡ và dẫn nối giữa bộ rễ với lá, chồi, hoa, quả.

Hoạt động 3: Lá

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

Trình bày đặc điểm lá của cây ăn quả?

Sản phẩm dự kiến:

- Lá:

+ Là cơ quan sinh dưỡng quan trọng đối với cây ăn quả do chúng là nơi tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.

+ Sự phân bố lá trên cây quyết định diện tích lá trên tán cây và ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng của lá khi tiến hành quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.

Hoạt động 4: Hoa

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Trình bày đặc điểm hoa của cây ăn quả.
  • Hoa của cây ăn quả có vai trò gì quan trọng trong việc phát triển quả?

Sản phẩm dự kiến:

- Hoa:

+ Là cơ quan sinh sản của cây.

+ Tùy loại cây ăn quả mà có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.

+ Phần lớn cây ăn quả cần có sự giao phấn giữa các cây hoặc các hoa để tăng tỉ lệ đậu quả.

- Hoa của cây ăn quả đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quả thông qua các chức năng sau đây:

+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây, nơi diễn ra quá trình thụ phấn. Đây là quá trình mà phấn hoa (tinh dịch của những cánh hoa đực) được chuyển từ hoa đực đến bầu nhụy (cơ quan sinh sản nữ) để thụ phấn. Quá trình thụ phấn là bước quan trọng nhất để hoa phát triển thành quả.

+ Sau khi thụ phấn thành công, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả. Quá trình này khởi đầu từ quá trình thụ phấn, do đó hoa là bước chuẩn bị để cây có thể tạo ra hạt giống mới.

+ Tạo cơ chế bảo vệ cho quả

Hoạt động 5: Quả

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Trình bày đặc điểm quả của cây ăn quả.
  • Hãy cho biết quả của các loạt cây được chia thành mấy nhóm?Vì sao?

Sản phẩm dự kiến:

- Quả:

+ Có chức năng bảo vệ hạt – cơ quan sinh sản của cây

- Quả của đa số các loại cây ăn quả được phân chia thành các nhóm:

+ Quả hạch: loại quả bên ngoài có phần mềm bao quanh một “hạt” lớn với lớp vỏ quả trong cứng cùng với hạt giống ở bên trong.

Ví dụ: đào, mận,...

+ Quả mọng: các loại trái cây nhỏ, có nhiều thịt quả, có dạng tròn, nhiều nước.

Ví dụ: cam, quýt,...

+  Quả có vỏ cứng: loại quả có vỏ cứng bên ngoài.

Ví dụ: dừa, đào lộn hột,...

3. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ

Hoạt động 1: Nhiệt độ

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Ví dụ về nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả?

  • Dựa vào các yêu cầu về nhiệt độ, cây ăn quả được phân loại thành những nhóm nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm đó.

Sản phẩm dự kiến:

- Ví dụ: cây đào, cây mận ra hoa và đậu quả khi được trồng ở vùng núi có nhiệt độ thấp như các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,...

- Cây ăn quả có thể được phân loại thành các nhóm dựa vào yêu cầu về nhiệt độ để phát triển và sinh trưởng. Dưới đây là các nhóm chính và đặc điểm của từng nhóm:

+ Cây nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ cao và ẩm ướt. Chúng thường phát triển tốt trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi mà nhiệt độ hàng năm dao động từ 20°C trở lên. Các loài cây nhiệt đới bao gồm những loại như dừa, chuối, cam, chanh, vải,…

+ Cây ôn đới có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn so với cây nhiệt đới và thích hợp phát triển trong vùng ôn đới, nơi có mùa đông lạnh và mùa hè mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cây ôn đới thường từ 0°C đến 30°C, với khả năng chịu lạnh đông vào mùa đông. Các loài cây ôn đới bao gồm như táo, lê, đào, mận, lựu, nho,…

+ Cây ấm áp có yêu cầu về nhiệt độ giữa hai nhóm trên, tức là cao hơn so với cây ôn đới nhưng thấp hơn so với cây nhiệt đới. Chúng thích hợp phát triển trong các vùng ôn đới ấm áp và vùng cận nhiệt đới, nơi có mùa đông ấm và mùa hè nóng. Nhiệt độ thích hợp cho cây ấm áp thường từ 10°C đến 30°C. Các loài cây ấm áp bao gồm như cam, quýt, bưởi, thanh long,…

Hoạt động 2: Độ ẩm

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Độ ẩm đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả như thế nào?

  • Cây ở giai đoạn ra hoa và giai đoạn ngủ, nghỉ có yêu cầu về độ ẩm đất như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

- Nước ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sinh trưởng của cây; sự phân hóa, nở hoa; quá trình lớn lên và chín của quả.

- Ở giai đoạn ra lộc, ra hoa, phát triển quả, cây ăn quả cần lượng nước lớn, độ ẩm đất nên duy trì khoảng 70 – 80%.

- Vào thời kì ngủ, nghỉ hoặc phân hóa hoa, cây yêu cầu lượng nước không cao, độ ẩm thấp, ở mức 40 – 50%.

Hoạt động 3: Ánh sáng

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả?

  • Cường độ chiếu sáng mạnh có thể gây tác động xấu nào đối với cây ăn quả?

Sản phẩm dự kiến:

- Ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sự phân hóa mầm non, nở hoa và phát triển quả của cây.

- Thời gian chiếu sáng trong ngày quyết định sự hình thành mầm hoa đối với một số loại cây ăn quả.

- Cường độ chiếu sáng mạnh làm cho cây mất nhiều nước, có thể gây cháy lá, rám quả. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến màu sắc quả khi chín, khi thiếu ánh sáng, quả sẽ lên màu chậm và không đẹp.

Hoạt động 3: Đất

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  •  Cây ăn quả hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng nào từ đất?
  •  Cây ăn quả thích hợp trồng ở nơi đất có đặc điểm như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây ăn quả cần các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu như đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng. Tỉ lệ các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây tùy thuộc vào loại cây và thời kì sinh trưởng, phát triển.

- Cây ăn quả đa số là cây lâu năm. Bộ rễ phát triển mạnh cả chiều ngang và chiều sâu nên đất trồng cần có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Các loại đất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển như đất phù sa, đất đỏ,... các loại đất nhiễm mặn không thích hợp cho cây ăn quả.

Hoạt động 3: Gió

GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 

  • Nêu ảnh hưởng của gió đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả. 
  • Gió có thể ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thụ phấn và phát triển quả của cây ăn quả?

Sản phẩm dự kiến:

- Ảnh hưởng:

+ Ảnh hưởng đến mức độ lưu thông không khí trong vườn cây ăn quả, tăng khả năng thoát nước, tăng hoặc giảm độ không khí, cũng như sự lây lan của các loại sâu, bệnh hại.

+Tính chất (khô, nóng, lạnh) và tốc độ gió có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

- Gió có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn và phát triển quả của cây ăn quả qua các cách sau:

+Gió có thể giúp phòng ngừa hiện tượng tự thụ phấn trong các cây ăn quả, giúp tăng đa dạng gen di truyền và cải thiện chất lượng di truyền của cây.

+Một số loài cây ăn quả phụ thuộc vào gió để thụ phấn. Những loài này thường có hoa không màu sắc rực rỡ và không có mùi hương mạnh để thu hút sự chú ý của côn trùng. Thay vào đó, chúng sẽ sản xuất một lượng lớn phấn hoa nhẹ, dễ bay và dễ dàng bị gió thổi đi. Gió sẽ mang phấn hoa từ hoa đực đến bầu nhụy của hoa cái, thực hiện quá trình thụ phấn.

+ Gió có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và hình dạng của hoa, làm cho chúng phù hợp với quá trình thụ phấn qua phương tiện gió. Ví dụ, hoa có thể được thiết kế sao cho phấn hoa có thể dễ dàng bắt được bởi gió và mang đi thụ phấn.

+ Sau khi hoa đã được thụ phấn thành công, quá trình phát triển quả cũng có thể phụ thuộc vào gió. Gió có thể ảnh hưởng đến việc phân tán mầm và sự phát triển ban đầu của quả. Ngoài ra, những cơn gió mạnh có thể làm rụng hoa non hoặc quả non, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng của cây.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Nguồn dinh dưỡng từ cây ăn quả cần thiết cho lứa tuổi nào? 

A. Người già.

B. Trẻ nhỏ.

C. Thanh niên.

D. Mọi lứa tuổi.

Câu 2: Nhiệt độ thích hợp để trồng cây ăn quả nhiệt đới là

A. 25oC - 28oC.

B. 20oC - 25oC.

C. 23oC - 29oC.

D. 30oC - 35oC.

Câu 3: Trong giai đoạn ra lỗ, ra hoa, phát triển quả, cây ăn quả cần lượng nước lớn, độ ẩm đất duy trì trong khoảng nào? 

A. 60 - 70%.

B. 70 - 80%.

C. 90 - 100%.

D. trên 100%.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Để ra hoa, cây ăn quả á nhiệt đới cần điều kiện về nhiệt độ khác cây ăn quả nhiệt đới như thế nào?

Câu 2:Vì sao cây ăn quả cần được trồng ở nơi có tầng canh tác dày 1,0m trở lên?

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, đủ giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • Sau đó, cập nhật liên tục để 30/10 bàn giao đủ kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 800k

=> Chỉ gửi trước 350k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: nhận đủ kì I
  • Giáo án Powerpoint: nhận 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
  • 10 - 12 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Cánh diều

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

*Trồng cây ăn quả

 
 

*Chế biến thực phẩm

 
 

*Định hướng nghề nghiệp

 
 

*Lắp đặt mạng điện trong nhà

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

*Định hướng nghề nghiệp

 
 

*Lắp đặt mạng điện trong nhà

 
 

*Cắt may

 
 

*Nông nghiệp 4.0

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 9 CÁNH DIỀU

*Trồng cây ăn quả

 
 

*Chế biến thực phẩm

 
 

*Định hướng nghề nghiệp

 
 

*Lắp đặt mạng điện trong nhà

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay