Giáo án kì 2 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 9 – TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÁNH DIỀU
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 10: Thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 11: Tính chi phí và hiệu quả của việc trồng cây ăn quả
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 12: Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả
- Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài Ôn tập
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 8. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây ăn quả có múi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực công nghệ:
Biết được kĩ thuật trồng một số loại cây ăn quả có múi ở địa phương.
Nêu được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với HS:
SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.
Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b) Nội dung: HS quan sát Hình 8.1 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi trong mục Khởi động nêu ở đầu bài.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số loại cây ăn quả có múi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 8.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Em hãy cho biết tên của các loại quả có múi ở Hình 8.1 và tên của một số loại quả có múi khác mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời:
Đáp án:
a) Phật thủ,
b) bưởi,
c) chanh,
d) quất.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Cây ăn quả có múi có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay. Những loại cây này không chỉ trồng tô điểm sân vườn mà chúng còn đem lại nhiều công dụng khác nhau. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 8. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả có múi
a) Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả có múi.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi theo nội dung SGK tr.41 - 43 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong các hộp Khám phá: + Nhóm 1, 2: Trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 1 - Quan sát Hình 8.2 và đọc nội dung mục I, em hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây bưởi. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1) + Nhóm 3, 4: Trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 2 - Hãy phân tích các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả có múi. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Đặc điểm thực vật học - Rễ: Rễ cây ăn quả có múi sinh trưởng thành từng đợt và luân phiên với những đợt ra lộc. - Thân và cành: + Cây ăn quả có múi thuộc dạng thân gỗ, tán cây có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào loại và giống cây. + Cây ra lộc ở nhiệt độ hơn 12,5 °C. Một năm có 2 – 5 đợt lộc, phụ thuộc vào khí hậu và tuổi cây. - Lá: + Cây ăn quả có múi có lá đơn, thuôn dài hoặc phân thuỳ, xanh quanh năm. + Lá có nhiều túi tinh dầu nên khi vò nát sẽ thấy có mùi đặc trưng cho từng loài. - Hoa: + Hoa thuộc loại hoa lưỡng tính, có 5 cánh dài, màu trắng; hoa mọc thành chùm hoặc đơn lẻ. + Đối với đa số các loại cây ăn quả có múi, từ lúc hoa nở đến khi quả chín là 7 – 10 tháng; đối với cây chanh và quất, sau 4 tháng tính từ khi hoa nở có thể thu hoạch quả xanh để ăn tươi. - Quả: + Quả có cấu tạo gồm vỏ quả, các múi (là lá noãn) và trung trụ quả. + Hạt có hình dạng tròn dài hoặc bẹt với kích thước khác nhau tuỳ theo giống và loài. II. Yêu cầu ngoại cảnh 1. Nhiệt độ - Nhìn chung, cây ăn quả có múi có thể trồng được ở vùng có nhiệt độ 12 – 39 °C, phát triển tốt ở nhiệt độ năm trung bình trên 15 °C, nhiệt độ thích hợp nhất là 23-29 °C. 2. Ánh sáng - Cường độ ánh sáng phù hợp cho cây cam, quýt là 10 000 – 15 000 lux. - Vào mùa hè, cường độ ánh sáng những ngày trời nắng gắt cao hơn 100 000 lux, kết hợp với nhiệt độ cao có thể làm cho quả bị rám nắng. 3. Độ ẩm - Sau khi trồng, 2 – 3 ngày tưới nước một lần với lượng 10 – 20 lít/cây cho đến khi cây ra hoa để thu hoạch quả. - Tưới nước với lượng khoảng 30 – 50 lít/cây và 2 – 3 ngày tưới một lần, từ khi cây ra hoa đến trước khi thu hoạch quả để duy trì độ ẩm đất ở 65 – 80%. 4. Đất - Nhiều loại cây ăn quả có múi có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha hay đất phù sa có tầng canh tác dày khoảng 1,0 m; - Những vùng đồi núi như tỉnh Hoà Bình, Tuyên Quang, Hà Giang hay vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long đều có thể trồng được cây ăn quả có múi. | ||||
Hình 8.2. Đặc điểm thực vật học của cây bưởi |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
a) Mục tiêu: HS nêu được quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi theo nội dung SGK tr.43 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc của cây ăn quả có múi.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||||||
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về kĩ thuật trồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/ nhóm), đọc thông tin SGK tr.43 và hoàn thành phiếu học tập số 1. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1) - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá: Nhờ có đặc điểm quý nào mà bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau trên thế giới? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS đại diện nhóm trả lời phiếu học tập số 1 học tập. - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày câu trả lời cho câu hỏi mở rộng: + Bưởi Da Xanh thường có vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng và vị chua nhẹ, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thú vị. Chất lượng cao và hương vị đặc biệt này làm cho bưởi Da Xanh được đánh giá cao và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. + Bưởi Da Xanh thường có vỏ mỏng, dễ bóc và không bị tổn thương dễ dàng trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc xuất khẩu, vì sản phẩm vẫn giữ được hình dáng và chất lượng tốt khi đến tay người tiêu dùng. + Bưởi Da Xanh có khả năng bảo quản lâu, có thể kéo dài thời gian tươi mới khi được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Điều này cho phép nó được xuất khẩu sang các quốc gia khác mà không cần lo lắng về việc sản phẩm hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | III. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi A. Kĩ thuật trồng 1. Lựa chọn thời vụ trồng cây - Thời vụ trồng nhãn thuận lợi là vụ xuân (tháng 2 - 4) và vụ thu (tháng 8 - 10). - Ở vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5). Ở miền Bắc nước ta cần tránh trồng vào mùa đông. 2. Xác định mật độ trồng cây - Khoảng cách trồng nhãn thích hợp là 5 m × 5 m, tương đương với mật độ trồng khoảng 400 cây/ha. 3. Chuẩn bị hố trồng cây - Đào hố có kích thước 70 cm × 70 cm, sâu 40 – 50 cm (Hình 7.6a). - Mỗi hố trồng bón lót 30 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 kg phân lân nung chảy và 0,1 kg phân NPK 20-20-15. Trộn đất với phân bón lót và lấp đến miệng hố tại thời điểm chuẩn bị hố trồng. 4. Trồng cây - Loại bỏ túi bầu, đặt bầu cây vào chính giữa hố trồng rồi lấp đất kín bầu, dùng tay nén chặt (Hình 7.6b - Hình 7.6d). - Cắm cọc chéo với thân cây, ngược chiều gió và dùng dây mềm buộc cố định để chống gió làm lung lay rễ cây (Hình 7.6e). - Dùng cây cỏ, thân, lá khô phủ gốc dày 7 – 10 cm và tưới đẫm nước ngay sau khi trồng để giữ ẩm đất (Hình 7.6g).
| |||||||||||
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối.
Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây chuối.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực công nghệ:
Trình bày được các đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh, các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.
Vận dụng kiến thức để thực hiện được việc trồng và chăm sóc cây chuối ở địa phương.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với HS:
SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.
Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi mở đầu.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của cây chuối.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu đố vui :
“Quả gì vỏ sắc vàng tươi,
Ruột ăn thơm ngọt mọi người đều ưa
Chỉ riêng mấy chú trò hư
Mùa thi rất sợ rất lo dẫm vào”
Là quả gì?
- GV nêu vấn đề: Em nãy quan sát các sản phẩm trong hình 9.1 làm từ bộ phận nào của cây chuối: hoa chuối, quả chuối xanh, lá chuối, thân cây chuối?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời:
Đáp án:
Câu 1 đố vui: quả chuối.
Câu 2:
a) thân chuối.
b) quả chuối.
c) lá chuối.
d) hoa chuối.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Cây chuối là một thực vật thân thương trong đời sống người Việt. Ngoài trái chuối để ăn thì người Việt đã sử dụng mọi thành phần cây chuối: lá, thân, hoa, củ,.... Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây chuối, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 9. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây chuối
a) Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm thực vật học của cây chuối.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối theo nội dung SGK tr.47 - 48 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuô.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể. + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây chuối. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá: 1. Em hãy cho biết rễ và thân của cây chuối có đặc điểm gì khác so với cây xoài, cây nhãn? 2. Hãy nêu đặc điểm của hoa chuối và quả chuối. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.47 - 48, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời các nhóm trả lời câu hỏi mở rộng. 1. (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 1) - GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Đặc điểm thực vật học - Rễ: + Rễ chuối có dạng hình ống, kích thước đầu và cuối rễ gần bằng nhau; + Rễ mọc ra từ vách của thân ngầm, phân bố nông trong tầng đất 0,3 – 0,7 m nên cây dễ bị đổ khi ra quả vào mùa mưa bão. - Thân và cành: + Thân cây chuối cao trung bình 3 hai phần. + Phần nằm dưới đất là thân thật chuối hoặc thân ngầm); thân thật có khả năng hình thành chồi mới và rễ mới. + Phần nằm trên mặt đất được gọi là thân giả, do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn ốc. - Lá: + Lá chuối màu xanh đậm, hình dạng thuôn dài, lá trưởng thành có chiều dài tới 3 m, chiều rộng tới 0,6 m (Hình 9.3c), có lớp phấn sáp dày ở mặt dưới. + Lá mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chồi và nằm trong thân khoảng 2 tháng rồi vươn ra ngoài. Tuổi thọ của lá trên cây khoảng 50 – 150 ngày. - Hoa: + Cây chuối có thể ra hoa khi cây đạt 25 – 50 lá. Cụm hoa phát triển từ thân ngầm, khi đậu quả hình thành buồng chuối. + Cụm hoa có hoa cái sẽ tạo thành quả, hoa lưỡng tính và hoa đực sẽ không hình thành quả. + Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau thành hình nón dài, ở kẽ mỗi lá bắc có 8 – 15 hoa xếp thành hai hàng tạo thành nải chuối. - Quả: + Quả chuối có vỏ màu xanh và chuyển sang vàng khi chín. + Tuỳ thuộc vào các giống, mỗi buồng chuối có 4 15 nải, mỗi nải có 12 – 30 quả, khối lượng mỗi quả khoảng 50 – 300 g, quả có chiều dài 10 – 25 cm, đường kính quả khoảng 2,5 – 4,0 cm. II. Yêu cầu ngoại cảnh 1. Nhiệt độ + Cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25 – 36 °C. Nhiệt độ thuận lợi cho thân và lá chuối phát triển là 30 °C và thích hợp cho quả chín là 20 °C. + Khi nhiệt độ xuống đến 6 °C sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối. 2. Ánh sáng + Cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt ở cường độ ánh sáng mạnh. + Nếu bị che nắng và cường độ ánh sáng mặt trời thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, cây đẻ ít chồi hơn. 3. Độ ẩm + Cây chuối cần lượng nước lớn vì có lá lớn, bộ rễ phân bố hẹp và nông. + Khu vực có lượng mưa trung bình khoảng 1 000 – 1 600 mm/năm phù hợp cho trồng chuối. 4. Đất + Để đạt năng suất cao, đất trồng cây chuối cần tơi xốp, thoáng khí, thoát và giữ nước tốt, có tầng canh tác đạt 100 – 120 cm. + Cây chuối bị ngập úng trong 1 tuần sẽ bị chết. + Cây chuối có thể trồng được ở vùng đồi núi.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 CÔNG NGHỆ 9 – TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 6: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 7: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 8: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 9: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 10: thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 11: tính chi phí và hiệu quả của việc trồng cây ăn quả
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 12: một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả
BÀI 10: THỰC HÀNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thời điểm thích hợp để trồng cây ăn quả ở miền Bắc là
A. vụ xuân và vụ hè.
B. vụ hè và vụ đông.
C. vụ xuân và vụ thu.
D. vụ xuân và vụ đông.
Câu 2: Thời điểm thích hợp để cây ăn quả ở miền Bắc Trung Bộ là
A. tháng 10 - 11.
B. tháng 2 - 3.
C. tháng 7 - 8.
D. tháng 8 - 9.
Câu 3: Ở vùng nào nước ta nên trồng cây ăn quả vào đầu mùa mưa?
A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
D. Duyên Hải Bắc Bộ.
Câu 4: Khoảng cách trung bình của các hố khi trồng cây ăn quả là
A. theo hàng khách hàng là 5m và cây cách cây là 5m.
B. theo hàng khách hàng là 3m và cây cách cây là 5m.
C. theo hàng khách hàng là 5m và cây cách cây là 2m.
D. theo hàng khách hàng là 15m và cây cách cây là 5m.
Câu 5: Kích thước hố trồng cây ăn quả là
A. 50cm x 50cm x 50cm.
B. 50cm x 60cm x 70cm.
C. 50cm x 50cm x 80cm.
D. 30cm x 40cm x 50cm.
Câu 6: Nên tưới nước cho cây tại thời điểm nào?
A. Sau khi trồng 2 tuần.
B. Sau khi trồng 1 tuần.
C. Sau khi trồng 1 tháng.
D. Ngay sau khi trồng.
Câu 7: Quy trình thực hành trồng cây ăn quả gồm mấy bước?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 8: Người ta bón lót phân hóa học gì vào hố?
A. Phân lân
B. Phân kali
C. Cả phân đạm, lân và kali.
D. Phân đạm.
Câu 9: Tần suất bón phân cho cây ăn quả là
A. 3 tháng/lần.
B. 2 tháng/lần.
C. 4 tháng/lần.
D. 5 tháng/lần.
Câu 10: Tiêu chí của sản phẩm là
A. cây đứng nghiêng theo chiều gió.
B. đất ẩm.
C. đất khô thoáng khí.
D. mặt hố không được che phủ.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Để giữ ẩm cho cây mới trồng có thể thực hiện biện
pháp nào?
A. Phủ lá khô, rơm hoặc rạ xung quanh gốc.
B. Trong khi ở nơi có ánh sáng mặt trời.
C. Trồng đứng hoặc xiên ngược chiều gió thổi đến.
D. Bón phân một lần cho cây một năm tuổi.
Câu 2: Bón lót vào hố phân hữu cơ thương mại một lượng khoảng:
A. 20 kg.
B. 10 kg.
C. 1 kg.
D. 100 g.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 11: TÍNH CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
(12 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Công thức tính hiệu quả kinh tế của việc trồng một loại cây ăn quả là
A. Lợi nhuận = tổng chi phí : doanh thu.
B. Lợi nhuận = tổng chi phí - doanh thu.
C. Lợi nhuận = doanh thu : tổng chi phí.
D. Lợi nhuận = doanh thu - tổng chi phí.
Câu 2: Trong công thức tính hiệu quả kinh tế, tổng chi phí được tính bằng:
A. Tổng chi phí công lao động; chi phí thuê, đất máy, điện năng và chi phí dụng cụ.
B. Tổng chi phí công lao động; chi phí vật tư và chi phí dụng cụ.
C.Tổng chi phí công lao động; chi phí vật tư; chi phí thuê, đất máy, điện năng và chi phí dụng cụ.
D. Tổng chi phí chi phí vật tư; chi phí thuê, đất máy, điện năng và chi phí dụng cụ.
Câu 3: Tính chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trong loại cây ăn quả gồm bao nhiêu bước?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Công thức tính doanh thu bằng:
A. Sản lượng x Đơn giá bán.
B. Sản lượng x Đơn giá bán - Chi phí thuê nhân công
C. Sản lượng x Đơn giá bán - Chi phí mua vật tư.
D. Sản lượng x Đơn giá bán - Tổng chi phí.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá tính chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trong một loại cây ăn quả?
A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 5.
Câu 2: Mục đích của việc tính chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trong một loại cây ăn quả là
A. để tính toán lượng giống sẽ trồng năm tiếp theo
B. để điều chỉnh lượng phân bón cho cây ăn quả ở năm tiếp theo.
C. để duy trì năng suất hiện tại, nghiên cứu biện pháp phòng sâu bệnh hại.
D. điều chỉnh quá trình sản xuất phù hợp để cải thiện năng suất cho những năm tiếp theo.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Dựa vào thông tin bảng sau, trả lời câu hỏi 1 - 4:
Bảng các khoản chi phí trồng chuối trên 1 ha/ năm
Câu 1: Tổng chi phí công lao động là
A. 177,69 triệu đồng.
B. 117,69 triệu đồng.
C. 117,96 triệu đồng.
D. 177,66 triệu đồng.
Câu 2: Tổng chi phí vật tư là
A. 134 triệu đồng.
B. 30 triệu đồng.
C. 179,2 triệu đồng.
D. 245 triệu đồng.
Câu 3: Tổng chi phí thuê đất, máy và điện năng là
A. 15,9 triệu đồng.
B. 14 triệu đồng.
C. 1,5 triệu đồng.
D. 15,5 triệu đồng.
Câu 4: Chi phí dụng cụ là
A. 6,8 triệu đồng.
B. 8,6 triệu đồng.
C. 8 triệu đồng.
D. 4 triệu đồng.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án kì 2 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh, bài giảng kì 2 môn Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh, tài liệu giảng dạy Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh