Giáo án và PPT Địa lí 12 chân trời bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Thuộc chương trình Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 14. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
Em hãy nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TRANG TRẠI
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Sản phẩm dự kiến:
Các vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có đặc điểm gì
Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là?
1. Vai trò
- Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư – xã hội,...
- Thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị hoang mạc hoá vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất; cải thiện môi trường sinh thái.
- Góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hoá, qua đó giúp các địa phương quy hoạch, hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi.
2. Tình hình phát triển và phân bố
- Năm 2021, nước ta có 23 771 trang trại.
- Trang trại nước ta phát triển rộng khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
3. Xu hướng phát triển
Các trang trại ở nước ta đang phát triển theo hướng trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu môi trường, đạt chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất chất lượng an toàn.
II. VÙNG CHUYÊN CANH
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Việc hình thành vùng chuyên canh gắn với ngành chế biến có tác động gì?
Câu 2: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được hình thành nhằm khai thác hợp lí các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp của đất nước. Việt Nam có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác nhau, trong đó, nổi lên các hình thức: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Các hình thức này được hình thành và phát triển như thế nào ở nước ta?
Sản phẩm dự kiến:
1. Vai trò
- Góp phần khai thác tốt điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng.
- Thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
- Tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến.
- Giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Góp phần áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
2. Tình hình phát triển và phân bố
Dựa trên điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội,... Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng chuyên canh cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Xu hướng phát triển
Các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta đang phát triển theo hướng gắn với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí vùng nguyên liệu nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng nông sản,... đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
III. VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
Hoạt động 3.
GV đưa ra câu hỏi:
Hiện nay có bao nhiêu vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta được hình thành?
Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sống Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
Sản phẩm dự kiến:
1. Vai trò
- Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng vùng.
- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trên cả nước.
2. Tình hình phát triển và phân bố
- Nước ta có 7 vùng sinh thái nông nghiệp
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Bắc Trung Bộ
+ Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Tây Nguyên
+ Đông Nam Bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Việc tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp diễn ra mạnh ở ?
Câu 2: Khó khăn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?
Câu 3: Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên do?
Câu 4: Em hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta?
Câu 2: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 chân trời sáng tạo