Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 14: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
(29 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Nông nghiệp nước ta có những hình thức phổ biến gồm
A. trang trại, vùng nông nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp.
B. trang trại, vùng chuyên canh, vùng sinh thái công nghiệp.
C. trang trại, vùng chuyên canh, vùng sinh thái nông nghiệp.
D. trang trại, vùng công nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 2: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại?
A. 23 771
B. 23 772
C. 23 773
D. 23 774
Câu 3: Năm 2021, trang trại chăn nuôi chiếm bao nhiêu % tổng số trang trại nước ta?
A. 57,8%.
B. 67,8%.
C. 77,8%.
D. 87,8%.
Câu 4: Trang trại có vai trò
A. đẩy mạnh khai thác khoáng sản.
B. khai thác hiệu quả các lợi thế về mọi mặt.
C. nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển.
D. góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng tự cung tự cấp.
Câu 5: Lao động trang trại ở nước ta chủ yếu là
A. chủ trang trại và thành viên gia đình.
B. thuê ở bên ngoài.
C. chủ trang trại.
D. chủ trang trại và thuê bên ngoài.
Câu 6: Vùng chuyên canh là vùng
A. tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng.
B. tập trung phát triển nhiều loại cây trồng.
C. tập trung phát triển đa dạng loại cây trồng.
D. tập trung phát triển hai loại cây trồng.
Câu 7: Trang trại nước ta phát triển theo hướng
A. trang trại nông nghiệp.
B. trang trại công nghiệp.
C. trang trại dịch vụ.
D. trang trại hữu cơ.
Câu 8: Vùng chuyên canh có vai trò
A. thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa.
B. khai thác tốt điều kiện tài nguyên biển.
C. tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp khai khoáng.
D. áp dụng khoa học – công nghệ vào công nghiệp.
Câu 9: Vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung ở
A. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 10: Vùng chuyên canh cây lương thực tập trung ở
A. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 11: Vùng chuyên canh nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng
A. gắn liền với công nghiệp khai thác.
B. gắn liền với công nghiệp điện.
C. gắn liền với công nghiệp chế biến.
D. gắn liền với công nghiệp điện tử.
Câu 12: Hình thức nào dưới đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ ở nước ta?
A. Trang trại.
B. Vùng chuyên canh.
C. Vùng sinh thái nông nghiệp.
D. Vùng nông nghiệp hiện đại.
Câu 13: Vùng sinh thái nông nghiệp có vai trò
A. cơ sở hình thành trang trại.
B. sử dụng hiệu quả tiềm năng lợi thế.
C. thúc đẩy phân công lao động theo hộ.
D. đẩy mạnh khai thác khoáng sản.
Câu 14: Hiện nay có bao nhiêu vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta được hình thành?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 15: : Điều kiện sinh thái của đồng bằng sông Hồng là
A. Địa hình đồi núi, đất feralit.
B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.
C. Địa hình phân hóa.
D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Trong số các vùng sinh thái nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 2: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có mật độ dân số cao.
B. Người dân có kinh nghiệm.
C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.
D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.
Câu 4: Các vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có
A. Nhiều đất phèn, đất mặn.
B. Trình độ tham canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
C. Thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản.
D. Điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi.
Câu 5: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.
B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản..
C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.
D. Có mùa đông lạnh phát triển đa dạng nông sản.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Việc tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp diễn ra mạnh ở
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng.
Câu 2: Khó khăn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. Mưa kéo dài, nguy cơ ngập úng.
B. Thiếu nước vào mùa khô.
C. Quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.
D. Địa hình làm cho đất dễ bị thoái hóa.
Câu 3: Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên do
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đất trồng.
D. Nguồn nước.
Câu 4: Vùng sinh thái nông nghiệp nước ta được hình thành không dựa trên sự khác biệt về điều kiện
A. sinh thái nông nghiệp.
B. kinh tế - xã hội.
C. chuyên môn hóa sản xuất.
D. đối tượng tham gia sản xuất.
Câu 5: Tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp đều có chung một tác động là
A. Khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro thị trường.
C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động
D. Trở thành nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô là khó khăn lớn nhất của vùng nào nước ta?
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
Câu 2: Việc hình thành vùng chuyên canh gắn với ngành chế biến có tác động
A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Dễ thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa.
C. Nâng chất lượng và hạ giá sản phẩm.
D. Khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng.
Câu 3: Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cần
A. đẩy mạnh chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi.
B. hình thành vùng chuyên canh gắn với ngành chế biến.
C. chú trọng sản phẩm ưu thế.
D. đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu 4: Hình thành vùng phân bố chuyên canh đã thể hiện
A. Phân bố phù hợp hơn các vùng sinh thái.
B. Thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái.
C. Khai thác hiệu quả hơn nền nông nghiệp.
D. Cơ cấu đa dạng hóa phù hợp thị trường.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Vùng chuyên canh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhờ các vùng chuyên canh này, chúng ta sẽ sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung, số lượng lớn. Cùng với đó, việc áp dụng các khoa học, công nghệ hiện đại vào những địa điểm này sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, và mang lại một hiệu quả tuyệt vời hơn. Khi tạo ra một vùng chuyên dụng, đội ngũ lao động cũng được chuyên môn hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề nhằm phục vụ tốt cho công việc sản xuất nông nghiệp hơn. Bên cạnh đó, vùng chuyên canh cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho chúng ta, từ sâu bệnh, thiên tai, điều kiện tự nhiên bên ngoài không thuận lợi sẽ mang đến những hậu quả to lớn. Do đó, chúng ta cần có những chiến lược, chính sách chiến đấu hiệu quả với những thách thức này để mang lại lợi ích tốt nhất từ các vùng chuyên canh nông nghiệp.
a. Vùng chuyên canh có ý nghĩa lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
b. Vùng chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến.
c. Vùng chuyên canh dễ dàng thích ứng với thiên tai.
d. Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp