Giáo án và PPT Địa lí 12 chân trời bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản. Thuộc chương trình Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 13. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
Em hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Nước ta có thế mạnh nào dưới đây về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành thủy sản?
Thế mạnh về khí hậu giúp lâm nghiệp điều gì?
Thế mạnh về địa hình và đất giúp lâm nghiệp điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
I. LÂM NGHIỆP
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp
- Thế mạnh
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng, khí hậu, địa hình và đất.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Chính sách, nguồn lao động, khoa học - công nghệ, sự phát triển của các ngành kinh tế.
* Hạn chế
- Diện tích rừng ở nước ta có xu hướng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao.
- Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguy cơ cháy rừng.
- Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng đang gặp những khó khăn,thiết bị trong hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản chậm cải tiến;...
2. Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp
* Tình hình phát triển
- Năm 2021, giá trị sản xuất của lâm nghiệp khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng phổ biến.
- Hoạt động khai thác, chế biến lâm sản đang áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
* Phân bố
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+ Khai thác: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định
+ Các cơ sở chế biến lớn như nhà máy giấy Vạn Điểm, Hải Tiến (Hà Nội), Bãi Bằng (Phú Thọ),...
3. Vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh xã hội hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp.
- Kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng.
- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển và ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.
II. THỦY SẢN
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Tổng trữ lượng hải sản nước ta khoảng bao nhiêu triệu tấn?
Câu 2: Năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản đạt bao nhiêu triệu tấn?
Câu 3: Giải pháp quan trọng để phát triển đánh bắt xa bờ là gì?
Sản phẩm dự kiến:
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản
* Thế mạnh
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Nước ta có vùng biển nhiệt đới rộng lớn với nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm, phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Một số đảo có các rạn đá là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.
+ Ven bờ có nhiều đảo và vịnh, tạo điều kiện hình thành các bãi cá đẻ.
+ Nước ta còn có nhiều sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, các vùng trũng ở đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, tạo thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động: nước ta có số dân đông là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật và khoa học – công nghệ: các cơ sở sản xuất và khai thác nguyên liệu, hệ thống cầu cảng, hệ thống điện, đường, thuỷ lợi,... được đầu tư ngày càng hiện đại.
+ Thị trường: thị trường tiêu thụ thuỷ sản ngày càng mở rộng, nước ta đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thuỷ sản xuất khẩu.
+ Chính sách: chính sách phát triển ngành thuỷ sản của nhà nước được chú trọng.
* Hạn chế
- Một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái.
- Đội ngũ tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn hạn chế. Hệ thống các cảng các chưa được đầu tư đúng mức để đáp ứng yêu cầu phát triển. Thị trường thủy sản trong và ngoài nước có nhiều biến động.
2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản
* Tình hình phát triển
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm hơn 26,3% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta tăng liên tục, trong đó sản lượng cá biển khai thác là 2,9 triệu tấn (năm 2021)
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Nước ta có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh trong những năm gần đây, trong đó quan trọng nhất là nuôi cá và nuôi tôm.
+ Nghề nuôi tôm phát triển mạnh, đạt 1 triệu tấn (năm 2021).
+ Nghề nuôi cá cũng phát triển mạnh, đạt 3,3 triệu tấn (năm 2021).
* Phân bố
- Khai thác thủy sản: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau,...
- Nuôi trồng thủy sản: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ có sản lượng cá nuôi dẫn đầu cả nước.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Để hạn chế cát bay, cát chảy; dọc biển Duyên hải miền Trung phát triển rừng nào ?
Câu 2: Theo luật Lâm nghiệp, đóng cửa rừng tự nhiên là gì?
Câu 3: Do tàu và phương tiện đánh bắt chậm đổi mới nên?
Câu 4: Dọc miền Trung phổ biến loại rừng nào?
Câu 5: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tổng trữ lượng hải sản nước ta khoảng bao nhiêu triệu tấn?
Câu 2: Năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản đạt bao nhiêu triệu tấn?
Câu 3: Giải pháp quan trọng để phát triển đánh bắt xa bờ là gì?
Câu 4: Năng suất lao động khai thác thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do?
Câu 5: Tỉnh nào nước ta có ngành thủy sản phát triển toàn diện?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 chân trời sáng tạo