Kênh giáo viên » Công nghệ 9 » Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo

Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Công nghệ 9 – Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

  • Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực nhận thức công nghệ: 

  • Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò của các nghề nghiệp có liên quan đến một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam.

  • Nhận thức được một số nội dung cơ bản về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

  • Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, các hình ảnh thể hiện ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát Hình 1.1 trong SGK trang 5 và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của một số ngành nghề và yêu cầu chung của những ngành nghề đó.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1.

A collage of people working on electrical equipment

Description automatically generated

- GV nêu yêu cầu: Hãy tìm hiểu những đặc điểm của một số ngành nghề ở Hình 1.1. Các ngành nghề đó có những yêu cầu chung nào đối với người lao động?

- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Nghề kĩ thuật cơ khí

Kĩ thuật chế tạo máy

Công nghệ thực phẩm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

a) Kĩ thuật viên cơ khí:

+ Đặc điểm của ngành: ứng dụng các nguyên lí vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. 

+ Yêu cầu đối với người lao động: có khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

b) Thợ lắp đặt đường dây điện:

+ Đặc điểm của ngành: lắp đặt, sửa chữa, tạo mối nối đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm; kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.

+ Yêu cầu đối với người lao động: là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của nghề nghiệp, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp,... chúng ta cùng vào Chủ đề 1 – Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nghề nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 5 – 6 và thực hiện yêu cầu ở mục khám phá trang 5 - 6.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp, một số nghề phổ biến trong xã hội.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm nghề nghiệp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

Tranh ảnh một số nghề nghiệp (lật) – CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG VIỆT

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm nghề nghiệp. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Nghề nghiệp

1.1. Khái niệm nghề nghiệp 

- Nghề nghiệp là tập hợp các công việc cụ thể, giống nhau về các nhiệm vụ hoặc có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.

Nhiệm vụ 2: Tầm quan trọng của nghề nghiệp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2.

A collage of people working in a factory

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS dựa vào Hình 1.2 và các thông tin trong SGK trang 5 – 6, trả lời câu hỏi: Hãy nêu tầm quan trọng của các nghề nghiệp có trong Hình 1.2 đối với con người và xã hội.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Hãy tìm hiểu thêm một số nghề phổ biến trong xã hội và nêu tầm quan trọng của các nghề đó đối với con người, xã hội. 

- GV tổ chức cho HS xem video (2:52 – 6:17) để biết thêm về tầm quan trọng của các nghề trong xã hội, đồng thời lưu ý HS không nên phân biệt nghề nào là nghề thanh cao, nghề nào là nghề tầm thường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện từng yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.2 Tầm quan trọng của nghề nghiệp

- Các nghề nghiệp trong Hình 1.2 có tầm quan trọng rất lớn đối với con người và xã hội:

+ Đối với con người: giúp người lao động tìm được việc làm, có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình; giúp người lao động áp dụng chuyên môn, bồi dưỡng nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm.

+ Đối với xã hội: giúp tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

- Một số nghề phổ biến trong xã hội: kĩ sư xây dựng, kĩ thuật viên điện dân dụng chung,… Các nghề này có vai trò rất quan trọng đối với con người, xã hội:

+ Đối với con người: giúp người lao động tìm được việc làm, có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và sống có ích cho xã hội,…

+ Đối với xã hội: giúp tạo ra các giá trị cho xã hội qua việc xây dựng các công trình, sửa chữa điện,…

Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

BẠN CÓ BIẾT THUYẾT CON NHÍM TRONG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và các thông tin trong SGK trang 6 để trả lời câu hỏi: Việc chọn lựa đúng đắn nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân người lao động?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.3. Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp 

- Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân người lao động: được làm việc phù hợp với chuyên môn, sở thích, đam mê, từ đó phát huy khả năng làm việc, tăng hiệu suất lao động và đạt được thành công trong tương lai.

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

XIN CHÀO CÁC EM

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Tìm hiểu về thị trường lao động, em hãy trả lời những câu hỏi dưới đây: 

  • Thị trường lao động là gì?
  • Em hãy nêu khái niệm người lao động trong thị trường lao động.
  • Em hãy nêu khái niệm người sử dụng lao động trong thị trường lao động.
  • Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động, đó là những yếu tố nào?
  • Nêu tác động của sự chuyển dịch cơ cấu đến thị trường lao động.
  • Kể tên một số ngành kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm ảnh hưởng đến thị trường lao động.
  • Nhu cầu lao động ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động. 
  • Nguồn cung lao động ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động. 
  • Em hãy nêu vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 
  • Vì sao sự đổi mới công nghệ lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam, em hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Tại sao xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo có kinh nghiệm luôn chiếm tỉ lệ cao? 
  • Em hãy nêu một số vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam.
  • Cần làm gì để nâng cao kĩ năng, tay nghề của người lao động?

3. TÌM KIẾM NHỮNG THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

  • Khi tìm kiếm những thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, cần tìm kiếm những nội dung nào?
  • Những yêu cầu khi tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là gì?
  • Quy trình tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ gồm những bước nào? Cần đạt những yêu cầu gì?
  • Kết quả tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 9 – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Bộ trắc nghiệm công nghệ 9 – định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 2: GIÁO DỤC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

(26 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hệ thống giáo dục quốc dân:

A. Là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

B. Gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

C. Là hệ thống giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo.

D. Gồm giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao trình độ. 

Câu 2: Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại:

A. Hiến pháp (2013). 

B. Luật Giáo dục (2019).

C. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (2012).

D. Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014).

Câu 3: Cấp giáo dục phổ thông gồm:

A. Trung học cơ sở, trung học phổ thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 

B. Giáo dục trung học cơ sở (với các lớp 6, 7, 8, 9) và giáo dục trung học phổ thông (với các lớp 10, 11, 12).

C. Giáo dục tiểu học (với các lớp 1, 2, 3, 4, 5), giáo dục trung học cơ sở (với các lớp 6, 7, 8, 9) và giáo dục trung học phổ thông (với các lớp 10, 11, 12).

D. Giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Câu 4: Giáo dục đại học đào tạo trình độ:

A. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

B. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. 

C. Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. 

D. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học.

Câu 5: Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ:

A. Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. 

B. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. 

C. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. 

D. Trung học cơ sở, trung học phổ thông và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Câu 6: Phân luồng trong giáo dục là:

A. Sự thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học tại Việt Nam bao gồm những thay đổi liên quan tới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học. 

B. Quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục. 

C. Sự tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục.

D. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học tập ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của các nhân và nhu cầu xã hội.

Câu 7: Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện ở thời điểm nào?

A. Học sinh tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.

B. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.

C. Học sinh tốt nghiệp giáo dục mầm non, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.

D. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Câu 8: Sự phân luồng trong giáo dục phổ thông có vai trò gì?

A. Giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân. 

B. Là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng thực hiện trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

C. Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.

D. Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc; cung cấp nguồn nhân lực có trình độ; bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động.

Câu 9: Tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn những nghành nghề đào tạo trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:

A. Kĩ sư xây dựng.

B. Kĩ sư cơ khí. 

C. Kĩ sư điện. 

D. Thợ sửa chữa điện dân dụng. 

Câu 10: Tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn những nghành nghề đào tạo trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:

A. Thợ xây dựng.

B. Thợ hàn. 

C. Kĩ sư xây dựng. 

D. Thợ sửa chữa điện dân dụng. 

Câu 11: Học sinh lựa chọn các ngành nghề đào trình độ cao đẳng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành: 

A. Kĩ thuật viên điện tử dân dụng. 

B. Kĩ sư xây dựng. 

C. Kĩ sư xây dựng. 

D. Thợ sửa chữa điện dân dụng. 

------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 9 – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

          

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh:  …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Đâu là sản phẩm của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Thiết bị tự động hóa.

  2. Trái cây, thực phẩm khô.

  3. Tri thức, kinh nghiệm.

  4. Công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Câu 2 (0,25 điểm). Phẩm chất nào sau đây cần thiết cho người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Nhạy bén, nhanh nhẹn.

  2. Kiên trì, kỉ luật.

  3. Sáng tạo, tự chủ.

  4. Giao tiếp tốt.

Câu 3 (0,25 điểm). Theo em, chọn đúng nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình?

  1. Có động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo.

  2. Tiết kiệm chi phí học tập, phát triển nghề nghiệp

  3. Có chỗ đứng vững chắc trong xã hội.

  4. Phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Câu 4 (0,25 điểm). Đâu là môi trường làm việc của các kĩ sư kĩ thuật?

  1. Văn phòng thoáng mát, yên tĩnh.

  2. Môi trường phải tiếp xúc với máy móc, ồn ào, khói bụi.

  3. Không có chỗ làm cụ thể.

  4. Trong trường học, khu dân cư.

Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói đúng về khái niệm nghề nghiệp?

  1. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.

  2. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.

  3. Là tập hợp các công việc cụ thể, có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.

  4. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.

Câu 6 (0,25 điểm). Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?

  1. Thu nhập ổn định, bền vững.

  2. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.

  3. Thỏa mãn đam mê, khát khao.

  4. Tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Câu 7 (0,25 điểm). Nghề nghiệp nào sau đây thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Biên tập viên.

  2. Kĩ sư hóa học.

  3. Tiếp viên hàng không.

  4. Nhân viên bán hàng điện tử.

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói về tính chất của nghề nghiệp?

  1. Ổn định nhanh, thay đổi nhanh.

  2. Thay đổi thất thường, gắn bó lâu dài.

  3. Không ổn định, biến đổi đột ngột.

  4. Ổn định, gắn bó lâu dài.

Câu 9 (0,25 điểm). Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ không yêu cầu năng lực nào sau đây?

  1. Trình độ chuyên môn tốt.

  2. Có khả năng quản lí con người.

  3. Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài.

  4. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Câu 10 (0,25 điểm). Đâu là ngành thuộc nhóm ngành điện, điện tử và viễn thông?

  1. Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.

  2. Giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học.

  3. Quản lí đất đai, môi trường.

  4. Marketing hướng dữ liệu.

Câu 11 (0,25 điểm). Hiện nay, người lao động được đào tạo có sự thay đổi về mặt nào?

  1. Tăng về số lượng.

  2. Tăng về chất lượng.

  3. Tăng về số lượng và chất lượng.

  4. Không có sự thay đổi.

Câu 12 (0,25 điểm). Mục đích của sản phẩm kĩ thuật, công nghệ là gì?

  1. Tạo ra sản phẩm phục vụ sản xuất và cuộc sống con người.

  2. Tạo ra quy mô lớn về kĩ thuật, công nghệ phát triển xã hội.

  3. Giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động.

  4. Đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải môi trường làm việc của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Môi trường năng động, hiện đại.

  2. Môi trường ổn định, không áp lực.

  3. Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

  4. Môi trường phải đối mặt với áp lực công việc lớn.

Câu 14 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Sản phẩm lao động

  2. Đối tượng lao động.

  3. Môi trường lao động.

  4. Thu nhập lao động.

Câu 15 (0,25 điểm). Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay ra sao?

  1. Ổn định.

  2. Ngày càng lớn.

  3. Ngày càng giảm.

  4. Không xác định.

Câu 16 (0,25 điểm). Việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào sau đây cho xã hội?

  1. Xây dựng kế hoạch gia đình trong tương lai.

  2. Tránh được các tệ nạn xã hội.

  3. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

  4. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đất nước.

    Câu 17 (0,25 điểm). Đâu là yêu cầu kĩ sư cần đáp ứng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Có kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.

  2. Buộc phải có khả năng làm việc độc lập, không yêu cầu về làm việc nhóm.

  3. Có kĩ năng thực hành nghề cơ bản.

  4. Không yêu cầu về sức khỏe, ai cũng có thể làm công việc ngành này.

Câu 18 (0,25 điểm). Theo em, yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?

  1. Hiểu biết về các môn xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ.

  2. Có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ.

  3. Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ.

  4. Khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Câu 19 (0,25 điểm). Tại sao việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp lại mang lại ý nghĩa to lớn cho xã hội?

  1. Vì mỗi cá nhân được làm công việc phù hợp với chuyên môn, đóng thuế nhiều cho xã hội.

  2. Vì mỗi cá nhân có thể giúp tiết kiệm chi phí học tập, thiếu hụt ngân khố quốc gia.

  3. Vì giúp hạn chế tình trạng thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

  4. Vì giúp tăng khả năng làm việc, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng đất nước.

Câu 20 (0,25 điểm). Nghề nghiệp nào sau đây chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hạ tầng mạng trong một tổ chức?

  1. Quản trị viên hệ thống.

  2. Kỹ sư xây dựng.

  3. Kỹ sư điện tử.

  4. Chuyên viên tư vấn.

------Còn tiếp-----------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo, soạn công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay