Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Hãy nêu tầm quan trọng của các nghề nghiệp có trong Hình 1.2 đối với con người và xã hội.

 

Trả lời:

- Hình a (kĩ sư điện): giám sát hoạt động của hệ thống truyền tải và phân phối điện.

→ Giúp người lao động nghề kĩ sư điện tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề kĩ sư điện; tạo ra của cải vật chất là các thiết bị máy móc liên quan tới điện, đồ dùng điện, các thiết bị chiếu sáng sử dụng điện,... cho xã hội.

- Hình b (kĩ sư hóa học): nghiên cứu, phân tích các hợp chất hóa học.

→ Giúp người lao động nghề kĩ sư hóa học tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề kĩ sư hóa học; tạo ra các kết quả thí nghiệm có ích cho công tác nghiên cứu và giúp xã hội phát triển.

- Hình c (thợ sửa chữa xe có động cơ): sửa chữa, thay thế bộ phận bị hỏng của xe cơ giới (bánh xe).

→ Giúp người lao động nghề thợ sửa chữa xe có động cơ tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm nghề thợ sửa chữa xe có động cơ; tạo ra sản phẩm là máy móc, thiết bị, các loại có động cơ cho xã hội.

- Hình d (thợ hàn): hàn các bộ phận kim loại.

→ Giúp người lao động nghề thợ hàn tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm nghề thợ hàn; tạo sản phẩm cơ khí liên quan tới nghề thợ hàn cho xã hội.

 

Câu 2: Việc chọn lựa đúng đắn nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân người lao động?

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với cá nhân: được làm việc phù hợp với chuyên môn, sở thích, đam mê, từ đó phát huy khả năng làm việc, tăng hiệu suất lao động và đạt được thành công trong tương lai.

 

Câu 3: Hãy tìm hiểu những ngành nghề có trong Hình 1.3, nêu đặc điểm và yêu cầu chung của các ngành nghề đó.

 

Trả lời:

* Hình a (xây dựng):

- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các công trình xây dựng; đối tượng lao động: gạch, xi-măng, sắt thép,...; môi trường lao động: làm việc ngoài công trường, trên cao,...

- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức, chuyên môn phù hợp với ngành xây dựng; có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, da; phẩm chất: trách nhiệm, kỉ luật, cần cù,...

* Hình b (cơ khí):

- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các loại máy móc, thiết bị, chi tiết máy,...; đối tượng lao động: các loại vật liệu cơ khí như thép, nhôm, đồng,...; môi trường lao động: tiếp xúc với các máy móc, thiết bị liên quan đến ngành cơ khí,...

- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành cơ khí, có khả năng tiếp cận, vận dụng công nghệ mới, hiện đại; có sức khỏe tốt, thị giác và thính giác tốt, không bị dị ứng với dầu mỡ bôi trơn động cơ; phẩm chất: kiên trì, trách nhiệm, kỉ luật, luôn tuân thủ quy trình; óc quan sát tốt; tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện những công việc yêu cầu độ chính xác cao.

* Hình c (điện tử, viễn thông):

- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các hệ thống, thiết bị máy móc liên quan tới điện tử, viễn thông,...; đối tượng lao động: các thiết bị, vật liệu, đồ dùng điện tử, viễn thông,...; môi trường lao động: tiếp xúc với các máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông,...

- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành điện tử, viễn thông; có khả năng tiếp cận, vận dụng công nghệ mới, hiện đại; có sức khỏe tốt, không sợ độ cao; phẩm chất: nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung,...

* Hình d (nông nghiệp):

- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các loại lương thực, thực phẩm của con người, thức ăn của vật nuôi,...; đối tượng lao động: cây trồng, đất đai, phân bón,...; môi trường lao động: tiếp xúc với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, làm việc ngoài trời,...

- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành nông nghiệp, có khả năng vận dụng công nghệ mới, hiện đại; có sức khỏe tốt, thích nghi với hoạt động ngoài trời; phẩm chất: kiên trì, trách nhiệm, cần cù,...  

 

Cầu 4: Nghề nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với con người và xã hội.

Trả lời:

Nghề nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối với con người và xã hội:

- Đối với con người: Nghề nghiệp giúp người lao động tìm được việc làm, có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và sống có ích cho xã hội; giúp người lao động áp dụng chuyên môn, bồi dưỡng nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề và kinh nghiệm.

- Đối với xã hội: Nghề nghiệp giúp tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

 

Câu 5: Hãy trình bày ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

Trả lời:

Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội:

- Đối với cá nhân: được làm việc phù hợp với chuyên môn, sở thích, đam mê, từ đó phát huy khả năng làm việc, tăng hiệu suất lao động và đạt được thành công trong tương lai.

- Đối với gia đình: giúp tiết kiệm được chi phí học tập, phát triển nghề nghiệp.

- Đối với xã hội: tránh lãng phí nguồn lực, hạn chế tình trạng thất nghiệp và góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Hãy phân tích những đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

- Sản phẩm lao động: Các sản phẩm như vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị; công trình xây dựng, kiến trúc; lương thực, thực phẩm,... do người lao động tạo ra từ quá trình sản xuất cơ khí, điện, điện tử, nông nghiệp,...

- Đối tượng lao động: Người lao động sử dụng các vật liệu, dụng cụ, thiết bị, giống vật nuôi, cây trồng, phân bón,...; sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ để cải tiến quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất và cuộc sống của con người.

- Môi trường lao động: Trong quá trình sản xuất, người lao động thuộc các ngành nghề cơ khí, điện, điện tử, nông nghiệp,... tiếp xúc với các máy móc, thiết bị tạo ra tiếng ồn, khói bụi; làm việc trong phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất, ngoài công trường; làm việc trên cao, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại,...

 

Câu 2: Theo em, những biểu hiện nào cho thấy người lao động đã chọn lựa đúng đắn nghề nghiệp?

Trả lời:

Người lao động hứng thú, say mê, tập trung vào hoạt động lao động, công việc.

 

Câu 3: Hãy kể tên một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

- Lĩnh vực kĩ thuật: kĩ sư hàng không vũ trụ, kĩ sư vật liệu, kĩ sư cơ điện, kĩ sư thiết kế điện và điện tử,...

- Lĩnh vực công nghệ: lập trình viên, chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu,...

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hãy tìm hiểu thêm một số ngành nghề phổ biến trong xã hội và nêu tầm quan trọng của các nghề đó đối với con người, xã hội.

Trả lời:

Nghề nghiệp giúp người lao động có nguồn lao động, sống có ích cho xã hội; áp dụng chuyên môn; bồi dưỡng nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề và kinh nghiệm; tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Ví dụ: Kĩ sư xây dựng

→ Giúp người lao động nghề kĩ sư xây dựng tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề kĩ sư xây dựng; tạo ra của cải vật chất là các công trình kiến trúc như cầu đập, bến cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, đường ống, hệ thống xử lí chất thải và kiểm soát lũ, công ngiệp... cho xã hội.

 

Câu 2: Hãy kể tên những ngành nghề có ở địa phương em và nêu yêu cầu của các ngành nghề đối với người lao động.

Trả lời:

Đối với người lao động, các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có những yêu cầu chung như sau:

  1. Năng lực

- Có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; có khả năng tiếp cận và vận dụng công nghệ mới, hiện đại.

- Có năng lực phân tích, sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Có năng lực tự học (ngoại ngữ, tin học,...), sử dụng ngoại ngữ theo yêu cầu của công việc.

- Có sức khỏe tốt; thị giác, thính giác tốt; hệ vận động khỏe mạnh;...

  1. Phẩm chất

- Kiên trì, cẩn thận, ngăn nắp, tỉ mỉ; tin cậy, trách nhiệm, kỉ luật; luôn tuân thủ quy định, quy trình.

- Cần cù, khéo léo; có ý thức phấn đấu rèn luyện, học tập phát triển nghề nghiệp.

Ví dụ: thợ cơ khí

Yêu cầu về năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành cơ khí; có khả năng sử dụng các phương tiện, thiết bị đúng cách và hiệu quả; có năng lực phân tích, làm việc độc lập và làm việc nhóm; có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài, thị giác và thính giác tốt;...

Yêu cầu về phẩm chất: có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quy trình làm việc; đảm bảo an toàn lao động; cần cù, chăm chỉ, trung thực, chịu được áp lực công việc; có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập phát triển nghề nghiệp chuyên môn;...

 

Câu 3: Em hãy tìm hiểu và liệt kê tên các cơ sở giáo dục đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,...

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hãy chọn một nghề mà người thân em đang làm và nói về tầm quan trọng của nghề đó đối với con người và xã hội.

Trả lời:

Nghề nghiệp giúp người lao động có nguồn lao động, sống có ích cho xã hội; áp dụng chuyên môn; bồi dưỡng nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề và kinh nghiệm; tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Ví dụ: Giáo viên

- Đối với con người: giúp người lao động tìm được việc làm, có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và sống có ích cho xã hội; giúp người lao động áp dụng chuyên môn để giảng dạy, giáo dục HS, bồi dưỡng nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề và kinh nghiệm.

- Đối với xã hội: giúp tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, đào tạo những nhân tài giúp ích cho xã hội.

 

Câu 2: Hãy lựa chọn một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em mong muốn được làm, phân tích để chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu chung của ngành nghề đó. Em cần rèn luyện và học tập như thế nào để có được công việc đó?

Trả lời:

Các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có những đặc điểm chung sau đây:

- Sản phẩm lao động: Các sản phẩm như vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị; công trình xây dựng, kiến trúc; lương thực, thực phẩm,... do người lao động tạo ra từ quá trình sản xuất cơ khí, điện, điện tử, nông nghiệp,...

- Đối tượng lao động: Người lao động sử dụng các vật liệu, dụng cụ, thiết bị, giống vật nuôi, cây trồng, phân bón,...; sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ để cải tiến quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất và cuộc sống của con người.

- Môi trường lao động: Trong quá trình sản xuất, người lao động thuộc các ngành nghề cơ khí, điện, điện tử, nông nghiệp,... tiếp xúc với các máy móc, thiết bị tạo ra tiếng ồn, khói bụi; làm việc trong phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất, ngoài công trường; làm việc trên cao, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại,...

Đối với người lao động, các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có những yêu cầu chung như sau:

  1. Năng lực

- Có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; có khả năng tiếp cận và vận dụng công nghệ mới, hiện đại.

- Có năng lực phân tích, sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Có năng lực tự học (ngoại ngữ, tin học,...), sử dụng ngoại ngữ theo yêu cầu của công việc.

- Có sức khỏe tốt; thị giác, thính giác tốt; hệ vận động khỏe mạnh;...

  1. Phẩm chất

- Kiên trì, cẩn thận, ngăn nắp, tỉ mỉ; tin cậy, trách nhiệm, kỉ luật; luôn tuân thủ quy định, quy trình.

- Cần cù, khéo léo; có ý thức phấn đấu rèn luyện, học tập phát triển nghề nghiệp.

Ví dụ: Lập trình viên

* Đặc điểm: sản phẩm lao động: các ứng dụng, phần mềm sử dụng cho các thiết bị điện tử; đối tượng lao động: sáng tạo những ứng dụng, phần mềm; môi trường làm việc: làm việc với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, luôn được tiếp cận với các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ.

* Yêu cầu: năng lực: hiểu biết và vận dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình, máy vi tính; luôn học hỏi, cập nhật kiến thức, kĩ năng; yêu thích khoa học máy tính và các thành tựu mới về công nghệ; phẩm chất: khả năng làm việc độc lập với cường độ cao, chịu được thử thách và áp lực công việc.

* Để trở thành một lập trình viên, em cần:

- Học tập sử dụng dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++,...

- Luôn học tập, trau dồi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh;

- Rèn luyện sức khỏe, thường xuyên tập thể dục, thể thao vừa sức;

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A để bảo vệ đôi mắt;

- Tập luyện thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, kỉ luật;...

 

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo, bài tập công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 CTST, bộ câu hỏi tự luận công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay