Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 8 cánh diều
Lịch sử 8 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ




































Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 8 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU
BÀI 8: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
Năng lực nhận thức, tư duy lịch sử:
Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lập bảng thống kê và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng về thành tựu của văn minh Đại Việt.
3. Phẩm chất
Trung thực, yêu nước, trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế hệ cha ông.
Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và đất liền).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
Hình ảnh SHS, hình ảnh sưu tầm liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 8.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII để HS nhận biết và nêu hiểu biết về địa danh này.
c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và cho biết:
+ Những hình ảnh em vừa quan sát nói đến địa danh nổi tiếng nào trong lịch sử?
+ Trình bày một số hiểu biết của em về địa danh này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách báo, internet,…để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về địa danh nổi tiếng trong lịch sử vừa được quan sát.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá về thông tin HS trình bày:
+ Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời nhà Lê. Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hội An từ năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc.
+ Đầu thế kỷ XVII, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh, sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
+ Thế kỷ XVIII, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.
+ Đầu thế kỷ XX, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập năm 1976, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng. Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, Hội An đã tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam. Tại kỳ họp lần thứ 23, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. Vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt ra sao? Sự chuyển biến về văn hóa và tôn giáo có những biểu hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2, nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII (theo Phiếu học tập số 1).
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2 SHS tr.35, 36 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII: + Về nông nghiệp:
+ Về thủ công nghiệp: Trình bày tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong trong các thế kỉ XVI – XVIII và nêu nhận xét. + Về thương nghiệp:
- GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu trong Đại Việt Sử ký toàn thư SHS tr.35, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,...để hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 1. - GV kết luận chung về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII: Kinh tế nước ta phát triển phồn thịnh với các đặc điểm chính sau: + Nông nghiệp đã thực thi nhiều chính sách mới, tuy nhiên vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. + Thủ công nghiệp ngàng càng tăng tiến nhưng không thể chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. + Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động. |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
- Cuối năm 1788, tại núi Bân (Huế), Nguyễn Huệ làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh xâm lược.
- Năm 1988, núi Bân được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.
- Nơi đây có tượng đài Quang Trung cùng bức phù điêu dài gần 60 m miêu tả nhiều hình ảnh sinh động về phong trào Tây Sơn.
KHỞI ĐỘNG
- Em biết phong trào Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc?
- Việc xây dựng Tượng đài Quang Trung tại Khu di tích lịch sử Núi Bân (Huế) phản ánh điều gì?
Đóng góp của phong trào Tây Sơn:
Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no, có nhiều quyền lợi.
Đóng góp của Hoàng đế Quang Trung
Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.
Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.
Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia.
Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.
Ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài Quang Trung:
- Di tích lịch sử đặc biệt Núi Bân (Huế) ngày nay là đàn Nam Giao của triều Tây Sơn, nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế cáo trời đất, chính danh lên ngôi Hoàng đế, đích thân chỉ huy cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử.
→ Việc xây dựng tượng đài Quang Trung thể hiện sự lưu giữ hào khí bất khuất, lòng tưởng nhớ về công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của người dân Thừa Thiên Huế và nhân dân cả nước.
BÀI 8:
PHONG TRÀO TÂY SƠN THẾ KỈ XVIII
NỘI DUNG BÀI HỌC
Nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà:
Thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:
Nhóm 1 – Chặng 1
Vì sao phải thay đổi? (Mục I. Nguyên nhân bùng nổ).
Nhóm 2 – Chặng 2
Những hành động và thắng lợi được đền đáp (Mục II. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: Lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê).
Nhóm 3 – Chặng 2
Những hành động và thắng lợi được đền đáp (Mục II. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: Đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược).
Nhóm 4 – Chặng 3
Lịch sử vinh danh (Mục III. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn).
PHẦN I
NGUYÊN NHÂN
Nhiệm vụ: Em hãy khai thác Tư liệu 1, đọc thông tin trong mục I SGK tr.30, 31 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
Chặng 1. Vì sao phải thay đổi? (Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn)
- Về chính trị:……………………
- Về kinh tế:………………………
- Về xã hội:………………………..
“[Chúa Nguyễn Phúc Thuần] thích chơi bời, múa hát… chuyên dùng Phúc Loan, tôn làm Quốc phó. Phúc Loan bán quan, buôn ngục, [đưa ra] hình phạt và thuế má nặng nề… Người họ Nguyễn đều oán mà không dám nói”.
- Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong
Chính trị
Giữa TK XVIII: chính quyền ngày càng suy yếu.
Quý tộc, quan lại đều vui chơi, hưởng thụ.
Trương Phúc Loan thâu tóm quyền hành, nhũng nhiễu nhân dân.
Kinh tế
- Chịu nhiều chế độ thuế khóa nặng nề.
Xã hội
Thiên tai, mất mùa.
Nạn đói kéo dài.
Trộm cướp khắp nơi.
Người dân nơi đây phải chịu sự cai quản của hệ thống quan liêu mục ruỗng, được hưởng thụ nhung lụa xa hoa khi nhân dân còn chịu cảnh cơ hàn.
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
- Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
- Căn cứ ban đầu ở Tây Sơn thượng đạo, sau mở rộng xuống Tây Sơn thượng đạo.
Khẩu hiệu: “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
Tượng Tây Sơn Tam Kiệt ở Bảo tàng Quang Trung, Quy Nhơn, Bình Định.
Khu di tích Tây Sơn thượng đạo – nơi ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa
Ở vùng Tây Sơn thượng đại, năm 1771, Nguyễn Nhạc bắt đầu tập hợp và huấn luyện người dân trong vùng, trong đó có đồng bào người Bana, được ông kết thân trước đó từ công việc buôn trầu cau.
Các em hãy theo dõi video sau về Anh em Tây Sơn chuẩn bị khởi nghĩa
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Tiêu chí đánh giá | Điểm tối đa | Điểm tự đánh giá | Điểm đạt | |
Nội dung sản phẩm | Đúng và đầy đủ theo từng vấn đề (nguyên nhân bùng nổ; những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn; nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử). | 5,0 | ||
Thông tin hay, hấp dẫn, có chọn lọc, có hệ thống, dễ hiểu; có liên hệ, mở rộng thông tin ngoài SGK. | 1,0 | |||
Thiết kế sản phẩm | Sử dụng công nghệ để sưu tầm, xử lí tư liệu; thiết kế hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; trình bày sản phẩm đẹp, có tính sáng tạo, độc đáo,… | 2,0 | ||
Báo cáo sản phẩm | Trình bày lưu loát, không lệ thuộc vào tài liệu; có điểm nhấn và tương tác với người nghe. | 0,75 | ||
Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật: 5 xin, 3-2-1, phản hồi tích cực,… | 0,75 | |||
Yếu tố khác | Các thành viên trong nhóm làm việc ăn ý, hiệu quả; giải quyết được các tình huống, trả lời câu hỏi chính xác,… | 0,5 |
Phong trào Tây Sơn bùng nổ có phù hợp với quy luật lịch sử dân tộc không?
- Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn là do tình trạng chế độ phong kiến bị khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Trong bối cảnh đất nước nửa cuối thế kỉ XVIII, phong trào Tây Sơn nổ ra là tất yếu, phù hợp với quy luật lịch sử.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 11: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Bức tranh biếm hoạ sau thể hiện điều gì?
- Ăn bánh không dễ dàng
- Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ”
- Sự tranh giành, mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Ngày 01/08/1914 diễn ra sự kiện gì?
- Áo – Hung tuyên chiến với Pháp
- Italy tuyên chiến với Anh
- Đức tuyên chiến với Nga
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Khối nào dành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Khối Liên minh
- Khối Hiệp ước
- Khối Đồng minh
- Khối Phát-xít
Câu 4: Nhật Bản có được gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Chiếm lại một số đảo của Đức
- Nâng cao vị thế ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương
- Toàn bộ vùng phía đông Liên Xô.
- Cả A và B.
Câu 5: Tổn thất về kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là bao nhiêu?
- 8.5 tỉ USD
- 85 tỉ USD
- 850 tỉ USD
- 8500 tỉ USD
Câu 6: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
- Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
- Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
- Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 7: Phần màu vàng là khối nào trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Khối Liên minh
- Khối Hiệp ước
- Khối Đồng minh
- Khối Phát-xít
Câu 8: Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd và bao vây Cung điện Mùa Đông vào thời gian nào?
- 02/1917
- 24/10/1917 (06/11 theo dương lịch)
- 25/10/1917 (07/11 theo dương lịch)
- Đầu năm 1918
Câu 9: Việc người dân vùng dậy lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng gọi là gì?
- Cách mạng tháng Hai
- Cách mạng tháng Mười
- Cách mạng vô sản Nga
- Cách mạng tư sản Nga
Câu 10: Nga hoàng Nikolai II là:
- Một vị hoàng đế quyết đoán, yêu nước, thương dân.
- Người đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Người có công lớn trong cuộc Cách mạng tháng Mười.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Vấn đề đặt ra cho nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là gì?
- Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
- Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh
- Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga sau sự kiện nào?
- Lenin trở thành tổng thống của Liên bang Xô Viết năm 1918
- Khởi nghĩa thắng lợi ở Saint-Petersburg cuối năm 1917
- Khởi nghĩa thắng lợi ở Moscow đầu năm 1918
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Câu nào sau đây đúng về Lenin?
- Ông sinh năm 1870 và mất năm 1924
- Là người đã phát triển, đưa học thuyết chủ nghĩa xã hội của Karl Marx trở thành hiện thực ở nước Nga.
- Là người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười thành công tại Nga năm 1917, đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Tất cả các đáp án trên.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU
Bộ đề Lịch sử 8 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cách mạng tư sản bùng nổ vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVI
B. Cuối thế kỉ XVI
C. Đầu thế kỉ XVIII
D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 2. Tại sao nói cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để?
A. Vì không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Vì không đem đến hi vọng được giải phóng, độc lập của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới.
C. Vì không giải phóng nhân dân thoát khỏi nghèo khó.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Sự kiện nào được cho là “phát súng” nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Sự kiện nổi dậy của tầng lớp nô lệ Bắc Mỹ.
B. Sự kiện ám sát không thành vua Anh
C. Sự kiện “Chè Bô-xtơn”
D. Sự kiện Trân Châu Cảng
Câu 4. Năm 1785, phát minh nào ra đời để tăng năng suất lao động của ngành dệt?
A. Máy kéo sợi.
B. Máy dệt chạy bằng sức nước.
C. Máy hơi nước.
D. Máy khâu.
Câu 5. Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với xã hội của các nước tư bản?
A. Xã hội phát triển với các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. Hình thành hai giai cấp đối kháng dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp.
C. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
D. Đưa cuộc sống của con người từ lao động chân tay sang sử dụng máy móc để làm việc.
Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIX, Pháp đã tấn công và xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin.
B. Việt Nam, Lào, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma
Câu 7. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á?
A. Do thiếu tổ chức.
B. Do không có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
C. Do lục đục trong nội bộ nhân dân.
D. Do chênh lệch về lực lượng với thực dân phương Tây.
Câu 8. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là gì?
A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc địa.
B. Thực hiện chính sách chiếm ruộng đất để lập đồn điền.
C. Bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa thuộc địa của các nước Đông Nam Á.
D. Thực hiện các chính sách bành trướng sang phía Đông.
Câu 9. Vương triều Mạc được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1527.
B. Năm 1528.
C. Năm 1529.
D. Năm 1530.
Câu 10. Hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là:
A. Thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước ta, lập lại chính quyền mới.
C. Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành hai đàng.
D. Làm dấy lên sự phẫn nộ trong nhân dân.
Câu 11. Năm 1698, các chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam nước ta?
A. Lập các trạm thu thuế của Bến Nghé
B. Lập phủ Gia Định.
C. Đặt trấn Thuận Thành.
D. Đặt dinh Thái Khang
Câu 12. Chính quyền chúa Nguyễn đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo của nước ta thông qua hoạt động của:
A. Hải đội Việt Nam
B. Hải đội Trường Sa
C. Hải đội Đại Việt
D. Hải đội Hoàng Sa
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
------Còn tiếp-----------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 8 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 8 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 8 cánh diều, soạn lịch sử 8 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS