Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 2 Lịch sử 8 cánh diều. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Lịch sử 8 CD.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 1 Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 2 Cách mạng công nghiệp

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 3 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 5 Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 6 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 7 Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 8 Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII.

CHƯỜNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 9 Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 10 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 11 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917.

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 12 Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 13 Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 15 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 16 Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.
  • Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bài 17 Việt Nam đầu thế kỉ XIX

=> Xem nhiều hơn: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…           

CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

BÀI 12: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong cscs thế kỉ XVIIi – XIX.
  • Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu để mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những giá trị của các thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật.
  • Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu kiến thức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, timeline, sơ đồ hóa kiến thức, giáo án điện tử.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông mà em biết.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và phát minh của ông:

   

https://www.youtube.com/watch?v=jwPc0kK9VHU

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Niu-tơn là nhà vật lí, nhà toán học nước Anh, được cả thế giới biết đến là Người sáng lập ra Vật lí học cổ điển. Ông được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là một hình ảnh điển hình trong cách mạng khoa học.

+ Nhắc tới I. Niu-tơn là nhắc đến câu chuyện “quả táo rơi vào đầu: đã làm nên thuyết vạn vật hấp dẫn. Không chỉ vậy, ông còn sở hữu nhiều phát minh vĩ đại, thú vị, giúp thay đổi thế giới:

  • Ý tưởng khẩu pháo bắn vào quỹ đạo.
  • Ba định luật về chuyển động của Newton.
  • Cha đẻ của các phép tính vi phân.
  • Kính viễn vọng phản xạ.
  • Sự mất nhiệt.
  • ….

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các thế kỉ XVIII – XIX, xã hội loài người đã có những thành tựu lớn về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Những thành tựu đó đã mang dấu ấn thời đại cũng như tác động đến đến đời sống con người như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thành tưu tiêu biểu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 12.2 – 12.4, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.53 – 55 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Mô tả một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 12.2 – 12.4, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.53 – 55 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Mô tả một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

   

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VỀ KHOA HỌC,

KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Khoa học tự nhiên

 

Khoa học xã hội

 

Kĩ thuật

 

Văn học

 

Nghệ thuật

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về các thành tựu tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Chọn một thành tựu mà em quan tâm nhất và giới thiệu cho các bạn tại lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vào các thế kỉ XVIII – XIX, cùng với những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, lĩnh vực văn học và nghệ thuật cũng đạt được những thành tựu to lớn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Thành tựu tiêu biểu

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH TỰU TIÊU BIÊU

TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

   

Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn

   

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-xốp (Nga)

   

Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn

L. Phoi-ơ-bách (1804 – 1872)

G. Hê-ghen (1770 – 1831)

C.H.Xanh Xi-mông (1760 – 1825)

S. Phu-ri-ê (1772 – 1837)

   

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học được sáng lập bởi

C.Mác và Ph.Ăng-ghen

   

Ban-dắc với tác phẩm Tấn trò đời

   

Vích-to-Huy-gô với tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pa-ri

   

Lép Tôn- xtôi với tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Mô-da

Bét-tô-ven

Ph. Sô-panh

Trai-cốp-xki

https://www.youtube.com/watch?v=EWy1tBO6HWI

(Thời lượng video: tùy vào tình hình thực tế giảng dạy trên lớp học)

   

Lê-vi-tan với tác phầm Rừng bạch dương

   

V. Van Gốc với tác phẩm Đêm đầy sao

 

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint bài: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Nêu một số hiểu biết của em về Đô thị cổ Hội An.

  • Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) ra đời vào nửa cuối thế kỷ XVI.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hội An từ năm 1527.
  • Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII, là thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
  • TK XVIII: cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.

Bị triệt phá chỉ còn lại các công trình tín ngưỡng.

  • Năm 1976: tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập.

Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng.

  • Nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, Hội An đã tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam.
  • Năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới.

BÀI 8:  KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

NỘI DUNG BÀI HỌC

Tình hình kinh tế

Những chuyển biến về văn hóa

1/ TÌNH HÌNH KINH TẾ

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc thông tin mục I, tư liệu, quan sát Hình 8.1, 8.2 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Nhóm 1: Nông nghiệp

Nhóm 2: Thủ công nghiệp

Nhóm 3: Thương nghiệp

Hình 8.2. Bình gốm Chu Đậu thuộc sở hữu của J.E. Ha-gen

Gợi ý: Về nông nghiệp

  • Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài.
  • Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy?
  • Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong.
  • Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại như vậy?

Gợi ý: Về thủ công nghiệp

  • Trình bày tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong trong các thế kỉ XVI – XVIII và nêu nhận xét.
  • Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta lại xuất hiện thêm một số đô thị?
  • Kể tên một số đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong lúc bấy giờ.
  • Tình hình buôn bán với nước ngoài như thế nào?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

 

   

Nông nghiệp

  • Đàng Ngoài
  • TK XVI – XVII: vẫn phát triển dù bị tác động từ các cuộc xung đột.
  • Khai hoang, mở rộng diện tích đất đai.
  • Đắp đê.
  • TK XVIII: sa sút nghiêm trọng.
  • Ruộng đất bị bỏ hoang.
  • Vỡ đê, mất mùa.

Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ.

Đàng Trong

  • Thi hành nhiều chính sách sản xuất nông nghiệp.
  • Khai hoang lập làng xóm mới.
  • Diện tích đất đai được mở rộng trên quy mô lớn.
  • Kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

Vì sao tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

So sánh sự phát triển giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong

Đàng Ngoài

Đàng Trong

•      Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

•      Ruộng đất bị bỏ hoang.

•      Đất khai hoang còn nhiều.

•      Chính sách khai hoang, khuyến khích định cư của các chúa Nguyễn còn tác dụng nên nông dân không thiếu nhiều ruộng đất.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân

Ở Đàng Ngoài

  • Trong suốt hơn 50 năm của TK XVI, Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp qua 2 lần xung đột:
  • Bắc triều chịu sự hạch sách của nhà Minh, sự chống phá của dòng họ Vũ (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật,…).
  • Nhà Mạc quản lí đất canh tác ít hơn rất nhiều so với thời Lê sơ, quân đội duy trì ở mức độ cao.
  • Sau thời Mạc Đăng Doanh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Ở Đàng Trong

  • Đất đai rộng lớn, màu mỡ, dân cư còn thưa thớt, nằm xa các trung tâm xung đột.

Thủ công nghiệp

  • Thủ công nghiệp truyền thống: duy trì, phát triển.
  • Có nhiều làng nghề: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Đông),…
  • Khai thác mỏ có quy mô lớn hơn trước: mỏ bạc Tuyên Quang, mỏ thiếc Cao Bằng,…
  • Dòng gốm men lam xám đại diện cho phong cách gốm thời nhà Mạc, tiêu biểu là cây đèn gốm. Cây đèn có chiều cao 73,5 cm, đường kính miệng rộng 16,5 cm, đường kính đáy 22 cm, trọng lượng 12 kg; gồm 2 phần rời được khớp lại với nhau. Phần dưới cây đèn giống như một chiếc mai bình, phần trên như bông sen nở.
  • Cây đèn được trang trí hoa văn với các đề tài: rồng yên ngựa, rồng trong lá đề, răng cưa, vạch đứng song song, bông hoa tròn hình ngôi sao 8 cánh nhọn. Trên đèn có khắc thời gian tạo tác là 1852 – đời vua Mạc Mậu Hợp.
  • Hiện vật là bảo vật quốc gia.

Một số sản phẩm gốm Bát Tràng TK XVI - XVIII

Chân đèn đế nghê ở Bảo tàng Hà Nội

Lư hương hiện lưu giữ tại Bảo tàng Nam Định

Lư hương tròn 3 tầng ở thế kỉ 17

Mỏ bạc Tuyên Quang

Mỏ thiếc Cao Bằng

Các em hãy theo dõi video sau về sự tinh xảo của lụa Đại Việt đã thu hút thương nhân nước ngoài

Các em hãy theo dõi video sau về hoạt động buôn bán tại Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn

..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

 

Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 8 cánh diều

Từ khóa: giáo án lịch sử 8 cánh diều, tải giáo án lịch sử và địa lí 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 lịch sử 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử lịch sử 8 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay