Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 12 cánh diều
Vật lí 12 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Vật lí 12 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 3: TỪ TRƯỜNG
BÀI 1: TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thực hiện thí nghiệm để vẽ được các đường sức từ bằng các dụng cụ đơn giản.
Nêu được từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm khác đặt trong đó.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi, làm thí nghiệm và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về từ trường.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về từ trường; tiến hành thí nghiệm để vẽ được các đường sức từ và nêu được khái niệm từ trường.
Năng lực vật lí:
Nêu được tính chất từ của nam châm.
Nêu được khái niệm từ trường.
Thực hiện được thí nghiệm và xác định được các đường sức từ xung quanh nam châm.
Nêu được định nghĩa đường sức từ, hình dạng và chiều đường sức từ của nam châm/ống dây.
Nêu được hình dạng và chiều của đường sức từ trong một số trường hợp đặc biệt.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh tàu đệm từ, hình ảnh thanh nam châm được treo bằng một sợi dây, hình ảnh kim nam châm, hình ảnh bộ dụng cụ tạo từ phổ, hình ảnh sắp xếp mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm,…
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
HS mỗi nhóm:
+ Dụng cụ thí nghiệm: thanh nam châm và kim nam châm.
+ Dụng cụ thí nghiệm tạo từ phổ: thanh nam châm, mạt sắt, hộp mica có thành và đáy bằng nhựa trong.
HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu đưa ra được các ý tưởng về quan sát từ trường.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về ví dụ trong SGK về tàu đệm từ di chuyển được là do từ trường giữa nam châm điện ở đường ray và thân tàu, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung ra từ trường, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các cách để hình dung ra từ trường, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh tàu đệm từ cho HS quan sát.
Tàu đệm từ tại trạm thử nghiệm Emsland ở Đức
Tàu đệm từ ở Thượng Hải
- GV giới thiệu: Ta đã biết vùng không gian xung quanh nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện) có từ trường. Từ trường do nam châm điện tạo ra có nhiều ứng dụng. Ở tàu đệm từ, từ trường do các nam châm điện ở đường ray và thân tàu làm cho tàu chuyển động với tốc độ cao mà không tiếp xúc với đường ray như tàu hỏa hoặc tàu điện thông thường.
- GV nêu câu hỏi: Bằng các giác quan, ta không thể nhận biết được từ trường. Vậy làm thế nào để hình dung ra từ trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Gợi ý đáp án:
+ Để hình dung ra từ trường, ta có thể dùng các công cụ đo lường như cảm biến từ trường, máy đo từ trường, nam châm thử,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Từ trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm từ trường
a. Mục tiêu: HS nhận biết được tính chất từ của nam châm và nêu được định nghĩa từ trường.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU
BÀI 1: MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
MỞ ĐẦU
Khói thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi bán kính 7 – 10 m. Những người ở trong khoảng cách này với người hút thuốc sẽ hít phải khói thuốc, trở thành người hút thuốc thụ động và cũng gặp những nguy cơ về sức khỏe.
Tại sao khói thuốc có thể lan rộng đến thế trong không khí?
I. ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC PHÂN TỬ KHÍ
Nếu các hạt phấn hoa có kích thước lớn hơn nữa, ta có thể quan sát được chuyển động Brown không, vì sao?
Nếu động năng của phân tử nước bằng động năng của hạt phấn hoa, hãy so sánh tốc độ của các phân tử nước với tốc độ của hạt phấn hoa.
Vì sao có thể cảm nhận được mùi thơm ở khắp phòng sau khi chỉ xịt nước hoa ở một góc phòng?
II. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
Một phân tử oxygen đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 0,20 m. Tốc độ của phân tử là 400 m/s. Ước tính số lần phân tử này va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây. Coi rằng tốc độ của phân tử là không đổi.
Hãy chỉ ra nội dung tương ứng của mô hình động học phân tử chất khí được dùng để mô tả mỗi đặc điểm của khí lí tưởng.
Có ý kiến cho rằng: "Bong bóng khí có dạng hình cầu chứng tỏ không có phương ưu tiên trong chuyển động của các phân tử khí." Ý kiến này có đúng không? Vì sao?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm vật lí 12 cánh diều tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Để mô tả cấu trúc và giải thích một số tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí người ta sử dụng mô hình nào?
A. Mô hình động học phân tử.
B. Mô hình vật chất.
C. Mô hình nguyên tử Rutherford.
D. Mô hình toán học.
Câu 2: Giữa các phân tử có lực tương tác. Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào
A. hình dạng phân tử.
B. khoảng cách giữa các phân tử.
C. thể tích phân tử.
D. tốc độ chuyển động của các phân tử.
Câu 3: Ở thể khí, khoảng cách giữa các phân tử
A. rất gần nhau.
B. xa nhau
C. rất lớn so với kích thước phân tử.
D. gần nhau.
Câu 4: Ở nhiệt độ khoảng 270C các phân tử hydrogen chuyển động với tốc độ khoảng
A. 500 m/s.
B. 900 m/s.
C. 1 500 m/s.
D. 1 900 m/s.
Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là bao nhiêu?
A. 1000C.
B. 100C.
C. 00C.
D. 500C.
Câu 6: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào
A. áp suất khí trên mặt thoáng.
B. bản chất của chất lỏng.
C. áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng.
D. lực liệt kết giữa các phân tử và bản chất của chất lỏng.
Câu 7: Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng được gọi là gì?
A. Sự ngưng tụ.
B. Sự thăng hoa.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nhiệt độ sôi của rượu khoảng
A. 800C.
B. 1000C.
C. 3570C.
D. 17490C.
Câu 2: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về
A. khối lượng riêng.
B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
C. kích thước phân tử (nguyên tử).
D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).
Câu 3: Hóa hơi và ngưng tụ là quá trình chuyển thể giữa
A. chất lỏng và chất khí.
B. chất lỏng và chất rắn.
C. chất khí và chất rắn.
D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 4: Đâu không phải chất rắn kết tinh?
A. Kim cương.
B. Thủy tinh.
C. Muối ăn.
D. Bạc.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU
Bộ đề Vật lí 12 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn loạn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Câu 2. Gọi x, y và z lần lượt là khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là
A. z < y < x.
B. x < z < y.
C. y < x < z.
D. x < y < z.
Câu 3. Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),…có thể chuyển trực tiếp sang …(1)… khi nó …(2)… Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
A. (1) thể lỏng; (2) tỏa nhiệt.
B. (1) thể hơi; (2) tỏa nhiệt.
C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.
D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.
Câu 4. Nội năng của một vật
A. phụ thuộc vào động năng của chuyển động của vật.
B. phụ thuộc vào động năng chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. bằng không khi vật ở thể rắn.
D. tăng khi vật chuyển động.
Câu 5. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng và sinh công thì A và Q trong biểu thức ΔU = Q + A phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. Q < 0, A > 0.
B. Q > 0, A > 0.
C. Q > 0, A < 0.
D. Q < 0, A < 0.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công?
A. Đun nóng nước.
B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
C. Cọ xát vật với nhau.
D. Nén khí trong xilanh.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây về nhiệt lượng là không đúng?
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
C. Nhiệt lượng không phải nội năng.
D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm hoặc giảm đi khi nhận được từ vật khác hoặc truyền cho vật khác.
Câu 8. Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn
A. 50C.
B. 100 K.
C. -2500C.
D. -273,150C.
Câu 9. Nhiệt độ được dùng để xây dựng thang đo nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là
A. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của rượu.
B. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của nước.
C. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của rượu.
D. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
Câu 10. Một vật được làm lạnh từ 500C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?
A. 50 K.
B. 136,5 K.
C. 32 K.
D. 273,15 K.
Câu 11. Nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg của chất chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ xác định được gọi là
A. nhiệt dung riêng.
B. nhiệt hóa hơi riêng.
C. nhiệt nóng chảy riêng.
D. nhiệt hóa hơi.
-----------Còn tiếp-----------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án vật lí 12 cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 12 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Vật lí 12 cánh diều, soạn vật lí 12 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT