Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều

Trắc nghiệm chuyên đề Vật lí 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Vật lí 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 2: MÁY BIẾN ÁP VÀ CHỈNH LƯU DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Các nhà máy điện thường ở cách xa khu công nghiệp và khu dân cư với mục đích gì?

A. Để đạt hiệu quả về kinh tế.

B. Để phù hợp về phương diện khoa học và kinh tế.

C. Để truyền tải dòng điện đi xa.

D. Để đảm bảo an toàn và tránh ô nhiễm.

Câu 2: Đâu không là biểu thức xác định công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây?

A.

B.

C. .

D.

Câu 3: Máy biến là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. Cảm ứng điện từ.

B. Cảm ứng từ.

C. Lực từ.

D. Quang điện.

Câu 4: Máy biến áp là thiết bị dùng để

A. biến đổi điện áp xoay chiều.

B. biến đổi dòng điện xoay chiều.

C. biến đổi điện áp một chiều.

D. biến đổi dòng điện một chiều.

Câu 5: Cuộn thứ cấp của máy biến áp được nối với

A. nguồn điện xoay chiều.

B. mạch tiêu thụ điện.

C. nhà máy điện.

D. trạm biến áp.

Câu 6: Dụng cụ nào được sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều?

A. Biến trở.

B. Máy biến áp.

C. Diode.

D. Điện trở.

Câu 7: Nguyên tố nào thường được được dùng để làm chất bán dẫn?

A. Bạc.

B. Đồng.

C. Nhôm.

D. Silicon.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Đồ thị sau đây thể hiện mối liên hệ của cường độ dòng điện và điện áp của

A. dòng điện

B. diode bán dẫn.

C. biến trở.

D. biến áp nguồn.

Câu 2: Trước khi truyền tải năng lượng điện đi xa, điện áp thường được tăng đến khoảng giá trị nào dưới đây?

A. 10 kV đến 25 kV.

B. 25 kV đến 500 kV.

C. 22 kV đến 110 kV.

D. 110 kV đến 500 kV.

Câu 3: Hệ thống truyền tải năng lượng điện từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ sử dụng phương pháp nào để giảm công suất hao phí trong truyền tải điện năng đi xa?

A. Dùng máy tăng áp ở đầu đường dây truyền tải và máy hạ áp ở nơi tiêu thụ điện.

B. Dùng máy hạ áp ở đầu đường dây truyền tải và máy tăng áp ở nơi tiêu thụ điện.

C. Tăng tiết diện dây tải.

D. Thay dây dẫn có điện trở suất nhỏ hơn.

Câu 4: Khi tăng điện áp ở nhà máy điện lên 11 lần thì công suất hao phí trên đường dây

A. tăng 121 lần.

B. giảm 11 lần.

C. giảm 121 lần.

D. không thay đổi.

Câu 5: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp được nối với nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 150 V và có số vòng dây là 100 vòng. Khi đó, cuộn thứ cấp được nối với mạch tiêu thụ điện có 40 vòng dây. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp. Điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là

A. 60 V.

B. 150 V.

C. 120 V.

D. 375 V.

Câu 6: Hình dưới đây minh họa loại bán dẫn pha tạp nào?

A. Silicon nguyên chất.

B. Silicon pha boron.

C. Silicon pha carbon.

D. Silicon pha phosphorus.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Kết quả thí nghiệm sau đây là của loại diode nào?

Lần

1

2

3

4

5

U (V)

0,40

0,45

0,50

0,55

0,60

I (mA)

0,00

0,11

0,36

1,10

2,80

A. Diode phân cực thuận.

B. Diode phân cực ngược.

C. Diode bán dẫn.

D. Diode ổn áp.

Câu 2: Trong sơ đồ nguyên lí mạch chỉnh lưu cả chu kì như hình vẽ dưới đây, điểm B có điện thế dương, dòng điện sẽ chạy qua những diode nào?

A diagram of a circuit

Description generated with high confidence

A. 1 và 3.

B. 2 và 4.

C. 4 và 1.

D. 2 và 3.

Câu 3: Trước khi truyền tải năng lượng điện đi xa, một nhà máy điện đã tăng áp ở nơi phát lên đến giá trị 450 kV. Công suất truyền tải điện là 90 MW. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp. Biết đường dây tải điện có điện trở 20 Ω. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là

A. 800 kW.

B. 800 W.

C. 8000 W.

B. 80 kW.

Câu 4: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp A được nối với nguồn điện xoay chiều và cuộn thứ cấp B được nối với một mạch tiêu thụ điện. Cuộn A có số vòng dây không đổi, cuộn B gồm các vòng dây, một số điểm trên cuộn B được nối ra các điểm m, n, p, q. Số chỉ vôn kế V có giá trị nhỏ nhất khi khóa K ở vị trí nào dưới đây?

A. Chốt m.

B. Chốt n.

C. Chốt p.

D. Chốt q.

Câu 5: Một máy biến áp có điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là 210 V. Nếu giảm số vòng dây ở cuộn sơ cấp đi một nửa thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp lúc này sẽ là

A. 420 V.

B. 210 V.

C. 105 V.

D. 220 V.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Một nhà máy điện truyền tải điện tới nơi tiêu thụ, muốn số hộ dân được cấp đủ điện năng từ 160 lên 180 hộ thì cần tăng điện áp ở nơi phát từ U lên 2U. Coi công suất tiêu thụ của các hộ là như nhau, công suất phát điện không đổi. Nếu điện áp ở nơi phát là 3U thì số hộ dân được cung cấp điện là

A. 200 hộ dân

B. 181 hộ dân.

C. 183 hộ dân.

D. 185 hộ dân.

Câu 2: Đặt một điện áp xoay chiều hiệu dụng có giá trị không đổi vào cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là 70 V. Nếu muốn điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp tăng lên 90 V thì cần tăng số vòng dây ở cuộn thứ cấp thêm 60 vòng. Nếu giảm số vòng dây ở cuộn thứ cấp 70 vòng thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?

A. 60 V.

B. 80 V.

C. 70 V.

D. 50 V.

 

Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án vật lí 12 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề vật lí 12 cánh diều, đề trắc nghiệm vật lí chuyên đề 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm vật lí 12 chuyên đề cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập vật lí 12 Cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay