Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Tự tin là chính mình
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Chủ đề 1: Tự tin là chính mình. Thuộc chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS xem video về Tấm gương Cao Bá Quát và trả lời câu hỏi:
Nhân vật được nhắc tới trong video là ai?
Nêu cảm nhận của em về tấm gương đó?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nhận diện những nét riêng của bản thân
GV đặt câu hỏi:
Em hãy xác định những nét riêng của bản thân thông qua trò chơi trên.
Theo em, việc xác định nét riêng của bản thân có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Theo em, làm thế nào để điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn?
Sản phẩm dự kiến:
a. Xác định những nét riêng của bản thân
Một số nét riêng mà HS có thể tham khảo để chơi trò chơi:
- Ngoại hình: dáng người cao, hơi gầy, mũi cao,...
- Phong cách: chỉn chu, kín đáo,...
- Tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, hơi nóng tính,...
- Sở thích: âm nhạc, mĩ thuật,...
- Quan điểm sống: chân thành, trách nhiệm,...
- Sở trường: hiểu biết nhiều về Tin học, xử lí tình huống tốt, giọng nói truyền cảm.
-> Kết luận: Chúng ta phải biết xác định được những nét riêng của bản thân để dễ dàng thể hiện điểm mạnh, sở trường của mình trước mọi người.
b. Chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài lòng về những nét riêng của bản thân
- Việc xác định nét riêng của bản thân rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Khi đó, chúng ta sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu, điểm hài lòng và chưa hài lòng của bản thân để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
c. Chia sẻ về cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn
- Cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn:
+ Luôn vui vẻ, tích cực trong mọi công việc, hoạt động.
+ Có thái độ tôn trọng, tích cực với mọi người.
+ Rèn luyện bản thân từng ngày để hoàn thiện hơn.
+ Học hỏi, tiếp thu những tấm gương, người xung quanh có điểm riêng tốt, tự tin.
+ Hòa đồng, sẵn sàng lắng nghe lời góp ý để khắc phục bản thân tốt hơn.
+ Luôn bình tĩnh để giải quyết những vấn đề xung quanh cuộc sống chúng ta.
+ Tìm kiếm cơ hội để được thuyết trình, nói trước đám đông -> giúp bản thân tự tin hơn, bớt rụt rè.
Hoạt động 2: Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân
GV đưa ra câu hỏi:
Biểu hiện của sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân là gì?
Em sẽ thể hiện khả năng riêng nào của bản thân trước lớp?
Khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình, em cảm thấy như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
a. Xác định những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân
- Những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân:
+ Tư khẳng định nét riêng của bản thân
+ Tự tin thể hiện khả năng riêng của bản thân trước mọi người
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
+ Suy nghĩ tích cực về bản thân
+....
b. Thể hiện một khả năng riêng của bản thân trước nhóm, lớp
Một số khả năng riêng của bản thân:
- Hát
- Múa
- Trình diễn thời trang
- Hùng biện
- Kể chuyện cười
- Sáng tác thơ
- Vẽ tranh
- Làm video, clip
- Thuyết trình một chủ đề bằng tiếng Anh
- ...
-> Kết luận: Chúng ta phải luôn tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.
c. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình
Những suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình như:
- Lạc quan trong cuộc sống và công việc.
- Mạnh dạn hơn khi thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.
- Biết tôn trọng sự khác biệt về những đặc điểm riêng của các bạn.
- Khám phá được những tiềm ẩn trong con người mình.
- Vui vẻ và tự hào hơn khi được mọi người công nhận và khen ngợi.
- ...
Hoạt động 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Theo em, làm thế nào để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Qua tình huống trên, em nhận xét gì về việc khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của mỗi người?
Việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân có ý nghĩa như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
a. Thảo luận về cách xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
- Tự đặt các câu hỏi khám phá đặc điểm của bản thân;\- Tham gia các hoạt động để bộc lộ và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Lắng nghe nhận xét, đánh giá của mọi người về bản thân;
b. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống
Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu biết rõ về bản thân để tìm cách khắc phục kịp thời điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
c. Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể định hướng nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh của mình.
Hoạt động 4: Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em cảm thấy mình đã thay đổi như thế nào trong năm học vừa qua?
Có những cách nào giúp điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?
Khi xác định được những thay đổi của bản thân, chúng ta cần làm gì?
Em cảm thấy như thế nào khi điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi?
Sản phẩm dự kiến:
a. Thảo luận về cách xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
- Tự đặt các câu hỏi khám phá đặc điểm của bản thân;\- Tham gia các hoạt động để bộc lộ và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Lắng nghe nhận xét, đánh giá của mọi người về bản thân;
b. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống
Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu biết rõ về bản thân để tìm cách khắc phục kịp thời điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
c. Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể định hướng nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh của mình.
Hoạt động 5: Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em đã từng gặp phải khó khăn nào trong quá trình rèn luyện bản thân?
Có những cách nỗ lực nào để hoàn thiện bản thân?
Qua những tình huống trong SGK, em hãy cho biết người có ý chí nghị lực sẽ như thế nào?
Em sẽ làm gì để hoàn thiện bản thân và nỗ lực thực hiện?
Khi em nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, em cảm thấy như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
a. Xác định và chia sẻ những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân
Những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân:
- Khó khăn thay đổi thói quen xấu
- Khó vượt qua cám dỗ
- Thiếu một số kĩ năng xã hội...
- Chưa có một thời khóa biểu cụ thể, rõ ràng
- Chưa thực sự cố gắng
- Yếu tố khách quan tác động: môi trường sống, gia đình, ...
-> Kết luận: Khi xác định được khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra những giải pháp và cách thức để vượt qua nó.
b. Thảo luận cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân
Cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân:
- Đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch và kiên trì thực hiện mục tiêu.
- Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại.
- Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động để thử thách, rèn luyện bản thân.
- Khích lệ, động viên bản thân ngay sau mỗi cố gắng.
- ...
-> Kết luận: Mỗi người cần có cho mình một cách nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn.
c. Xử lí tình huống để thể hiện sự nỗ lực rèn luyện hoàn thiện bản thân
- Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
- Chúng ta cần tích cực nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
d. Lựa chọn một mục tiêu để hoàn thiện bản thân và nỗ lực thực hiện
HS cần tích cực thực hiện những việc làm mình đã đặt ra và đón nhận những góp ý của các bạn để kế hoạch, mục tiêu của mình trở nên hoàn thiện hơn.
e. Chia sẻ cảm xúc và kết quả khi em nỗ lực tự hoàn thiện bản thân
- Sau khi thực hiện nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi một cách tích cực và tốt đẹp hơn.
- Đây cũng là một cách để bản thân trở nên năng lượng và sẵn sàng đón nhận thật nhiều kiến thức phía trước
Hoạt động 6: Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
GV đưa ra câu hỏi:
Theo bạn, làm thế nào để thu hút và động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?
Làm thế nào để bạn có thể giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?
Khi thuyết phục thành công các bạn cùng rèn luyện hoàn thiện bản thân, bạn cảm thấy như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
a. Xác định cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
Những cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân gồm:
- Chia sẻ về kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của bản thân.
- Mời các bạn cùng phấn đấu, rèn luyện.
- Động viên, thuyết phục các bạn cùng phấn đấu.
- Hỗ trợ nhau trong quá trình phấn đấu, rèn luyện....
b. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thuyết phục các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
Chúng ta nên chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
c. Thực hiện và chia sẻ cảm xúc của em khi thu hút được các bạn cùng tham gia phấn đấu hoàn thiện bản thân
- HS cần tích cực thực hiện kế hoạch mục tiêu của bản thân, thu hút các bạn cùng tham gia phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- Đây là cách tạo động lực cho bản thân và lan tỏa năng lượng tới mọi người xung quanh.
Hoạt động 7: Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em hãy trao đổi về những nội quy, quy định mà em thực hiện tốt, chưa tốt. Khi thực hiện nội quy của nhóm, lớp, trường, cộng đồng, em đã gặp những thuận lợi và khó khăn nào?
Làm thế nào để tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp trường, cộng đồng?
Em nhận xét tính tuân thủ thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp, trường và cộng đồng như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
a. Trao đổi về những nội quy, quy định mà em thực hiện tốt, chưa tốt và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện
- Nội quy thực hiện tốt: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ,...
- Nội quy thực hiện chưa tốt: Còn nói chuyện trong lớp, chưa tập trung trong giờ học, ít tham gia các hoạt động tập thể,...
- Thuận lợi:
+ Là những hoạt động thường xuyên, diễn ra thường xuyên dễ tạo thói quen.
+ Dễ thích nghi.
- Khó khăn:
+ Đòi hỏi sự kiên trì.
+ Hoạt động rèn luyện lâu dài.
b. Thảo luận về những cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp trường, cộng đồng
Cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp trường, cộng đồng:
- Nhận thức được ý nghĩa của việc tuân thủ kỉ luật, quy định
- Hiểu được hậu quả của các hành vi vi phạm kỉ luật, quy định
- Đặt ra kỉ luật, quy định cho bản thân,...
c. Chia sẻ cảm xúc của em về tính tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp, trường và cộng đồng
- Quá trình rèn luyện bản thân là một chặng đường dài, nhiều thử thách và khó khăn. Vì vậy, mỗi HS cần tích cực tìm hiểu, rèn luyện và vượt qua.
- Tuân thủ những quy định của nhóm, lớp, trường và cộng đồng sẽ giúp em được mọi người yêu quý và tôn trọng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đặc điểm riêng của mỗi người chỉ là các điểm yếu của cá nhân đó.
B. Đặc điểm riêng chỉ dựa trên việc xác định điểm mạnh của mỗi người..
C. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu.
D. Đặc điểm riêng của mỗi cá nhân bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau với những người khác.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là trường hợp cần thay đổi trong cuộc sống?
A. Bước vào ngôi trường mới.
B. Chuyển nhà đến một khu dân cư khác.
C. Phát huy truyền thống nhà trường.
D. Gia đình bất ngờ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây là không phải cách để điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?
A. Xác định những điểm bản thân cần điều chỉnh để thích ứng được với sự thay đổi bằng cách so sánh, đối chiếu đặc điểm của bản thân với những yêu cầu trên.
B. Lập kế hoạch để điều chỉnh những điểm đó
C. Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch thay đổi đã lập.
D. Thay đổi theo góp ý và nhận định của một người đáng tin cậy.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong tương lai, bạn dự định sẽ phát triển và khai phá những mặt đặc biệt nào của bản thân? Hãy trình bày một kế hoạch ngắn hạn để đạt được mục tiêu này.
Câu 2: Đặc điểm riêng của mỗi người đều làm nên sự đa dạng và phong phú của xã hội. Theo bạn, làm thế nào để chúng ta có thể khuyến khích và tôn trọng sự đa dạng này?
Câu 3: Bạn nghĩ rằng việc chấp nhận và biểu hiện sự tự tin với bản thân là quan trọng như thế nào đối với sự phát triển cá nhân và mối quan hệ với người khác?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 mới năm học 2023 - 2024
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HƯỚNG NGHIỆP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HƯỚNG NGHIỆP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
* Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1:
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1
Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
* Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2:
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 2
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2
Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HƯỚNG NGHIỆP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều