Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 bộ sách "Chân trời sáng tạo" bản 2, soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

Bản xem trước: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH VÀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
  • Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
  • Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
  • Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
  • Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • - Biết lập kế hoạch chi tiêu khoa học và phù hợp với thu nhập của gia đình.
  • - Biết phân bổ tài chính cá nhân một cách hợp lý.
  • - Có ý thức tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • - Tham gia buổi nói chuyện về trách nhiệm quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
  • - Tham gia đàm tọa về vai trò của quản lí tài chính cá nhân và gia đình.
  • - Tham gia buổi chia sẻ về những việc học sinh có thể thực hiện để góp phần phát triển kinh tế gia đình.

 

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Thảo luận về kế hoạch chi tiêu phù hợp với kinh tế gia đình.
  • - Trao đổi về các hoạt động lao động trong gia đình mà em có thể tham gia.
  • - Chia sẻ về kinh nghiệm quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhớ nhiều thông tin về gia đình nhất?”

- GV nêu luật chơi: Mỗi bạn chuẩn bị một tờ giấy A5 và viết vào đó những thông tin mình nhớ về gia đình như: ngày sinh nhật của người thân, sở thích của người thân, món ăn yêu thích của người thân, công việc, nghề nghiệp của người thân, các hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đình,…

- GV tổng kết và nêu ý nghĩa: Các em nên nhớ những thông tin cơ bản của các thành viên trong gia đình vì điều này thể hiện sự quan tâm của chúng ta tới gia đình.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SGK tr.33 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.32:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 4?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 4 giúp chúng ta có cách tổ chức cuộc sống gia đình và tại chính cá nhân hợp lí.

• Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

• Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.

• Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

• Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính.

• Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Bố đang sửa lại hàng rào cho khu vườn, mẹ đang hái rau và bạn nhỏ đang phụ bố mẹ tưới rau.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tình cảm gia đình luôn luôn là một điều rất thiêng liêng và quý giá. Mỗi chúng ta đều nên thể hiện tình cảm của mình với người thân trong gia đình dù bằng hành động hay lời nói. Em có nhớ hết những thông tin về người thân của mình hay thường xuyên thể hiện sự quan tâm với bố mẹ không? Để tìm hiểu xem những việc làm, hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm của mình cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

  1. Mục tiêu:

- Giúp HS biết quan tâm đến gia đình thể hiện thông qua việc nhớ những thông tin cơ bản của các thàn viên trong gia đình.

- Nhắc nhở HS thực hiện việc chăm sóc những người thân trong gia đình một cách thường xuyên.

  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  2. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận và xác định những việc nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và đánh giá mức độ, tần suất thực hiện những việc làm đó theo mẫu Phiếu học tập số 1: (đính kèm cuối mục).

- GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai thắng?”

- GV chia lớp thành 2 nhóm, xếp thành 2 hàng dọc và phổ biến luật chơi: Các thành viên trong mỗi nhóm lần lượt viết những lời nói, hành động, việc làm cụ thể thể hiện sự quan tâm, yêu thương với người thân của mình (ông bà, bố mẹ, anh chị em,…). Trong 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.

- GV nhắc nhở: Hãy luôn quan tâm đến người thân vì bố mẹ vẫn luôn chờ đợi những hành động và lời nói yêu thương từ các con của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ về kết quả mình đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân như thế nào.

- HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các trường hợp.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 trường hợp và đưa ra câu trả lời: Mỗi nhóm đưa ra những phương án về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm sóc người thân trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Em nghe bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông, bà.

+ Trường hợp 2: Em thấy bố rất bức xúc sau khi nói chuyện với ai đó qua điện thoại.

+ Trường hợp 3: Em thấy bố đang làm vườn, mồ hôi nhễ nhại.

+ Trường hợp 4: Dạo này em thường thấy em gái có vẻ mặt buồn bã và hay ngồi một mình.

- GV tổng kết câu trả lời của HS vào bảng sau:

Trường hợp

Lời nói, hành động

Trường hợp 1

 

Trường hợp 2

 

Trường hợp 3

 

Trường hợp 4

 

- GV cho HS xem video sau:

youtu.be/ZJcEhJPLK1c

- GV đặt câu hỏi: Bạn Trung đã có hành động và lời nói gì thể hiện sự quan tâm đối với bố mình? Bạn Trung đã làm gì khi thấy áo của bố bị sờn cũ rồi?

- GV nhắc nhở: Em hãy luôn quan tâm người thân thông qua những quan sát tinh tế, dù là hành động nhỏ nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong mục 2 SGK tr.34.

- HS đọc các trường hợp và đưa ra phương án

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những việc em đã làm được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Giải thích vì sao em chưa làm được và đưa ra hướng khắc phục.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 2 và yêu cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ về những việc làm được và chưa làm được trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

- GV yêu cầu các nhóm viết thông tin vào giấy A2 thành 2 cột như sau:

Việc làm được

Việc chưa làm được

 

 

- GV nêu câu hỏi:

+ Em hãy chia sẻ lí do vì sao em lại làm tốt hoặc chưa tốt các hành vi quan tâm, chăm sóc người thân.

+ Em có thu nhận được gì sau khi các bạn chia sẻ kinh nghiệm?

- Sau khi HS trả lời, GV nêu yêu cầu: Em hãy bổ sung vào SBT những việc em muốn làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và viết những việc mình đã làm được hoặc chưa làm được.

- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình

1. Thảo luận và xác định những việc nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

Phiếu học tập số 1 - bảng đính kèm cuối mục.

Gợi ý: Một số lời nói, hành động, việc làm cụ thể thể hiện sự yêu thương, quan tâm đến người thân trong gia đình.

- Hành động, việc làm:

+ Giúp ba trồng cây, tưới rau.

+ Giúp mẹ gấp quần áo, phơi quần áo.

+ Giúp chị gái rửa bát, lau nhà, nấu cơm.

+ Hỏi thăm sức khỏe của ông bà thường xuyên.

+ Nhổ tóc sâu, đấm lưng, xoa bóp tay chân cho ông, bà.

+ Tự làm quà tặng người thân nhân dịp đặc biệt.

+ Chăm sóc bố mẹ, ông bà khi bị bệnh.

- Lời nói:

+ Con chúc mừng sinh nhật bố/mẹ.

+ Em chúc mừng sinh nhật anh/chị/

+ Hôm nay là sinh nhật của chị, em đã tự làm một bó hoa giấy để tặng chị.

+ Ông bà dạo này có khỏe không ạ?

+ Bà dạo này còn bị đau lưng không ạ? Bà nhớ uống thuốc đầy đủ nhé!

+ Ông dạo này còn hay bị nhức đầu nữa không ạ? Thời tiết Hà Nội đợt này rất lạnh, ông nhớ mặc áo ấm nhé!

 

 

 

 

2. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các trường hợp

- Trường hợp 1:

+ Lời nói: Sắp tới là đến lễ mừng, thọ của ông bà, bố mẹ có cần con phụ chuẩn bị cái gì giúp không ạ? Con sẽ chuẩn bị một món quà thật ý nghĩa để tặng ông bà.

+ Hành động:

• Hỏi bố mẹ xem có cần bản thân giúp gì không?

• Tham gia vào khâu chuẩn bị cùng bố mẹ.

- Trường hợp 2:

+ Lời nói: Bố ơi có chuyện gì thế ạ? Bố có cần con giúp gì không? Bố hãy hít thở và đếm từ 1 đến 3, sau đó uống một cốc nước để bình tĩnh hơn nhé.

+ Hành động:

• Hỏi han xem bố có vấn đề gì.

• Mình có thể giúp bố được không.

• Chia sẻ với bố cách kiềm chế cơn giận.

- Trường hợp 3:

+ Lời nói: Bố ơi bố uống nước đi cho đỡ mệt. Con sẽ phụ bố làm vườn nên bố hướng dẫn cho con nhé.

+ Hành động:

• Rót nước mát cho bố uống.

• Hỏi han bố.

• Đưa ra yêu cầu phụ bố làm vườn.

- Trường hợp 4:

+ Lời nói: Dạo này em có chuyện gì mà vẻ mặt buồn bã thế? Em hãy chia sẻ với chị nhé, chị sẽ cho em lời khuyên.

+ Hành động:

• Hỏi thăm em gái.

• Đưa ra lời khuyên để em gái có thể dễ dàng giải quyết.

- Lời nói và hành động của bạn Trung thể hiện sự quan tâm với bố mình:

+ Lời nói:

• Trời mưa to quá, không biết bố có mang áo mưa không?

• Bố về rồi à bố. May quá! Bố mang áo mưa không thì ướt hết.

• Đã lâu lắm bố không mua bộ quần áo nào mới, bố lại phải tăng ca đêm để kiếm thêm tiền nộp học phí cho mình. Hầu như bố đi suốt, chẳng được nghỉ ngơi chút nào cả.

• Bố của con là tuyệt nhất!

+ Hành động:

• Quan tâm, hỏi han bố khi trời mưa to mà bố về muộn.

• Thấy chiếc áo của bố đã cũ thì nghĩ đến bố đã làm việc rất vất vả để nộp học phí cho mình.

• Cố gắng tập luyện vượt qua môn thể dục để dành học bổng và mua tặng bố một chiếc áo mới.

- Khi thấy áo của bố bị sờn cũ rồi, bạn Trung nghĩ thương bố đi làm vất vả và cố gắng tập luyện chăm chỉ, vượt qua môn Thể dục để dành tiền học bổng mua cho bố một chiếc áo mới để đi họp lớp.

3. Chia sẻ những việc em đã làm được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Giải thích vì sao em chưa làm được và đưa ra hướng khắc phục.

Gợi ý:

- Những việc em đã làm được:

+ Phụ bố mẹ công việc nhà.

+ Tặng quà sinh nhật cho các thành viên trong gia đình.

+ Tâm sự với mọi người khi có chuyện buồn.

+ Chăm sóc ông bà khi bị bệnh.

- Những việc em chưa làm được:

+ Trực tiếp nói lời yêu thương với người thân.

+ Nhắn lời yêu thương với người thân trong gia đình.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:………

Việc làm

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

1. Trực tiếp nói lời yêu thương, quan tâm với người thân.

 

x

 

2. Nhắn những lời yêu thường, chúc mừng người thân.

 

 

x

3. Lựa chọn quà theo sở thích của người thân để tặng nhân ngày kỉ niệm.

x

 

 

4. Thực hiện hành động yêu thương.

 

x

 

5. Thực hiện hành động chăm sóc người thân.

x

 

 

6. San sẻ công việc gia đình.

x

 

 

7. Luôn hoàn thành tốt những công việc mà bố mẹ, ông bà giao cho.

x

 

 

8. Dành nhiều thời gian cho người thân và gia đình hơn.

x

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.

  1. Mục tiêu: Nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện công việc nhà, biết sắp xếp công việc hợp lí, học cách tổ chức hiệu quả việc nhà, từ đó phát triển tư duy logic và sắp xếp trong mọi việc.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định các công việc trong gia đình và cách em thực hiện những công việc đó.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Ở nhà em có phải làm việc nhà không? Liệt kê những việc nhà em đã làm để giúp đỡ bố mẹ. Em đã thực hiện các công việc đó như thế nào?

- GV yêu cầu HS chia sẻ các công việc gia đình mà em đã thực hiện và cách thực hiện các công việc đó.

- GV gợi ý: Các công việc nhà như là: lau chùi, sửa chữa đồ đạc, nấu ăn, giặt quần áo, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tổng vệ sinh nhà cửa,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.34 và đưa ra câu trả lời

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Sắp xếp công việc của gia đình trong tình huống sau và giải thích hợp lí khi sắp xếp những công việc đó.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống: Trong một tuần, bố mẹ giao cho S các công việc gia đình sau:

+ Đưa ông đi khám bệnh.

+ Lau chùi quạt máy.

+ Dọn dẹp, sắp xếp tủ quần áo và gom những đồ đạc bị ngắn, chất để riêng vào một túi.

+ Dọn vườn, cắt tỉa cây cối.

+ Cùng mẹ đi chợ và nấu bữa cơm mừng sinh nhật bố.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu bài tập số 2 (bảng đính kèm cuối mục): Em hãy sắp xếp những công việc nhà ở tình huống sao cho hợp lí về tính thường xuyên và thời điểm thực hiện.

- GV nhắc nhở: Ý nghĩa của việc sắp xếp công việc nhà:

+ Các thành viên trong gia đình đều làm việc nhà.

+ Gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau.

+ Công việc trong nhà được sắp xếp và thực hiện một cách khoa học và hợp lí.

- GV giữ nguyên nhóm và nêu yêu cầu để HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận nhóm về cách sắp xếp những việc khi nấu một bữa cơm sao cho hợp lí trong tình huống sau:

Chủ nhật, mẹ đi chợ để chuẩn bị nấu bữa cơm gia đình. Về nhà, mẹ giao cho A làm “bếp trưởng” với các nguyên liệu sau và trong khoảng thời gian nấu ăn giới hạn. Mẹ dặn, nếu thiếu gia vị gì thì G đi mua thêm.

Nguyên liệu:

+ Thịt lợn, thịt bò.

+ Cá quả.

+ Cà rốt, dứa, dọc mùng.

+ Rau muống.

+ Rau xà lách, rau thơm.

+ Hành lá, thì là, hành tây.

- Sau khi nghe các nhóm trình bày, GV đặt câu hỏi để các nhóm khác nhận xét.

+ Có bao nhiêu món ăn? Món đó có đặc sắc không?

+ Thứ tự các món nấu sắp xếp có hợp lí không?

+ Việc chuẩn bị các nguyên liệu để nấu sắp xếp có hợp lí hay không?

- GV kết luận: Việc sắp xếp một bữa cơm cũng thể hiện tính tổ chức trong tư duy công việc. Điều này giúp chúng ta luôn có tư duy sắp xếp khoa học khi thực hiện bất cứ công việc gì.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Khi xây dựng kế hoạch, em đã làm thế nào để dự trù cho các công việc đột xuất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 và đọc tình huống.

- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ lần lượt các yêu cầu.

- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về cách làm của các nhóm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Lựa chọn và tổ chức một hoạt động chung cho gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận và chia sẻ một số hoạt động chung cho gia đình của mình: Các em lựa chọn hoạt động nào phù hợp với gia đình mình?

- GV gợi ý:

+ Cùng chơi thể thao ngoài trời.

+ Đi cắm trại, dã ngoại.

+ Về quê thăm ông bà.

+ Tổ chức sinh nhật cho người thân.

+ Đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

- GV giao bài tập về nhà: Em hãy tổ chức một sự kiện phù hợp cho gia đình của mình.

- GV hướng dẫn: Chia sẻ việc tổ chức hoạt động chung cho gia đình theo nhóm:

+ Nội dung tổ chức hoạt động.

+ Cảm xúc của các thành viên trong gia đình.

+ Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động.

+ Những bài học được rút ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.35, 36.

- Các HS chia sẻ trong nhóm.

- HS thực hiện hoạt động ở nhà

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 4: Chia sẻ về mức độ tự tin của em trong tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc của gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về mức độ tự tin của em trong tổ chức, sắp xếp hợp lí các công việc gia đình. Giải thích lí do.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

II. Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình

1. Xác định các công việc trong gia đình và cách em thực hiện những công việc đó.

Gợi ý: Một số công việc nhà:

- Rửa bát.

- Quét nhà, lau nhà

- Giặt quần áo

- Phơi quần áo

- Trồng cây, hoa

- Nấu cơm.

- Dọn dẹp giường.

- Sắp xếp lại giá sách, tủ quần áo, kệ bếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sắp xếp công việc của gia đình trong tình huống sau và giải thích hợp lí khi sắp xếp những công việc đó.

Gợi ý:

- bảng đính kèm cuối mục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Có 3 món ăn: canh chua cá lóc nấu với dứa và dọc mùng, thịt bò xào rau muống, nem rán.

- Thứ tự các món nấu và việc chuẩn bị các nguyên liệu để nấu sắp xếp hợp lí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khi xây dựng kế hoạch, để dự trù cho các công việc đột xuất, em sẽ:

+ Không sắp xếp công việc hoàn toàn kín lịch mà cần dự phòng một khoảng thời gian.

+ Cố gắng mỗi hoạt động cần làm nhanh hơn thời lượng dự kiến để dành tối đa thời gian cho công việc đột xuất có thể xảy ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lựa chọn và tổ chức một hoạt động chung cho gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Chia sẻ về mức độ tự tin của em trong tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc của gia đình.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Việc làm

Hàng ngày/ thời gian

Hàng tuần/ thời gian

Hàng tháng/ thời gian

1. Đưa ông đi khám bệnh.

 

 

Thứ năm

2. Lau chùi quạt máy.

 

Chủ nhật

 

3. Dọn dẹp, sắp xếp tủ quần áo và gom những đồ đạc bị ngắn, chật để riêng vào một túi.

 

Thứ bảy

 

4. Dọn vườn, cắt tỉa cây cối.

Thứ ba

 

 

5. Cùng mẹ đi chợ và nấu bữa cơm mừng sinh nhật bố

Thứ sáu

 

 

6. Giặt chăn, chiếu,…

 

Chủ nhật

 

7. Tổng vệ sinh nhà cửa

 

Chủ nhật

 

…………………………………………

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

  1. Mục tiêu: Giúp nhắc nhở HS thực hiện các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động trong gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành Phiếu khảo sát sau: (đính kèm cuối mục)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động trong gia đình.

- GV nêu tình huống sau: Bà bạn Minh bị ốm, bố mẹ phải đưa bà vào viện nên dặn Minh ở nhà chuẩn bị bữa tối và làm việc nhà vì bố mẹ sẽ về muộn. Tuy nhiên, hôm nay bạn Minh lại có hẹn đi xem phim với lớp, vì không muốn thất hẹn nên bạn Minh đã bỏ việc nhà và đi với các bạn. Theo em, việc làm của bạn Minh là đúng hay sai? Việc làm đó có thể gây ra hậu quả gì? Nếu em là bạn Minh, em sẽ làm thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ về kết quả mình đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân như thế nào.

- HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Xác định công việc mà em đã làm thể hiện trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và đưa ra câu trả lời: Em hãy kể các công việc mà em đã làm thể hiện trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, tăng thu nhập gia đình.

- GV gợi ý:

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.

+ Trồng hoa, cây ăn quả, cây cảnh.

+ Tham gia công việc kinh doanh của gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ việc làm của mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi tự giác, trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động và giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy thực hiện hoạt động góp phần tạo thu nhập cho gia đình phù hợp với bản thân. Viết báo cáo kết quả việc em đã làm theo mẫu xem:

+ Kể về những việc giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

+ Chia sẻ thu nhập của em tạo được thông qua các hoạt động lao động đã thực hiện.

+ Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động lao động và giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

- GV đặt câu hỏi: Gia đình sẽ như thế nào khi mỗi cá nhân tự giác và trách nhiệm với công việc chung.

- GV kết luận: Bố mẹ rất hạnh phúc khi con cái tự giác và trách nhiệm với gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang HĐ mới.

III. Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

1. Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động trong gia đình.

Phiếu khảo sát (đính kèm cuối mục)

Gợi ý:

- Chủ động trong công việc, không cần nhắc nhở.

- Có kế hoạch, thời gian dành cho hoạt động lao động trong gia đình.

- Tự giác sắp xếp việc cá nhân để đảm bảo hoàn thành việc chung của gia đình.

- Sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong gia đình, không tị nạnh nhau.

- Chủ động thu xếp việc cá nhân để dành thời gian cho công việc chung.

- Hoàn thành tốt các công việc của gia đình.

- Không dồn công việc sang ngày khác.

- Phụ thêm công việc có thu nhập cho gia đình như trồng rau, nuôi gà,…

Trả lời câu hỏi tình huống:

- Việc làm của bạn Minh là sai vì nếu bạn Minh không chuẩn bị bữa tối và làm việc nhà thì đến lúc bố mẹ từ bênh viện về lại tất bật chuẩn bị và dọn dẹp sẽ rất mệt và bức tức.

- Nếu em là bạn Minh, em sẽ hẹn các bạn sang một buổi khác vì gia đình có việc bận nên không thể tham gia được. Mong các bạn thông cảm cho mình. Sau đó, em sẽ về nhà và chuẩn bị bữa tối, dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ.

2. Xác định công việc mà em đã làm thể hiện trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình

- Làm đồ thủ công để bán.

- Chăn nuôi gia cầm, gia súc.

- Trồng hoa, rau củ quả theo mùa.

- Tự sửa chữa một số đồ dùng trong nhà.

- Tự kinh doanh thời trang online tại nhà.

- Tự làm đồ ăn bán tại nhà.

- Làm cộng tác viên viết báo cho các trang báo học trò.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia sẻ cảm xúc của em khi tự giác, trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động và giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

 

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG

LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

x

 

 

Bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ trong gia đình.

 

 

x

Chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

x

 

 

Giúp bố mẹ trồng rau, nuôi gà,… để tiết kiệm chi tiêu.

 

x

 

Làm các công việc để có thêm thu nhập cho gia đình.

 

x

 

 

Hoạt động 4: Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách lập chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận: Em hãy thảo luận về cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình.

- GV gợi ý:

+ Liệt kê các khoản chi tiêu trong gia đình.

+ Tính tổng thu nhập của các thành viên trong gia đình.

+ Phân bổ chi tiêu theo các khoản chi phù hợp với thu nhập.

- GV cho HS xem video sau để biết về 6 quy tắc chi tiêu thông minh: youtu.be/XYec-SBZE0Y

- GV đặt câu hỏi: Trong video đã nhắc đến 6 quy tắc chi tiêu thông minh. Em hãy liệt kê những quy tắc đó.

- GV kết luận: Kế hoạch chi tiêu luôn cần phù hợp với thu nhập chính, vì vậy nhu cầu chi tiêu cần phải được giới hạn và kiểm soát.

Thực hành xây dựng kế hoạch chi tiêu theo tình huống.

- GV yêu cầu HS thảo luận: Em hãy đọc tình huống sau và đưa ra kế hoạch phù hợp cho gia đình bạn K.

- GV nêu tình huống: Tình huống: Nhà K có 4 người gồm bố, mẹ, K và em gái đang học lớp 6. K biết bố mẹ có thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng.

Em hãy giúp K lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình bạn ấy theo một trong các gợi ý trên.

- GV cho HS xem video sau và nhắc lại để HS nhớ quy tắc 50/30/20: youtu.be/ZRBgImnfolw

+ 50%: dành cho nhu cầu thiết yếu như tiền nhà ở, tiền ăn uống, chi phí đi lại, hóa đơn điện nước, Internet, bảo hiểm y tế,…

+ 30%: dành cho nhu cầu cá nhân: học thêm, du lịch, mua sắm, giải trí, đọc sách, mua xe, mua điện thoại, cưới hỏi, sinh nhật,…

+ 20%: dành cho đầu tư và tiết kiệm: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng, tích lũy dự phòng, …

- GV nêu gợi ý: Em có thể lập kế hoạch theo quy tắc 6 chiếc lọ hoặc quy tắc 50/30/20:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp.

- HS đọc tình huống và xử lí tình huống nhà bạn K.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia đình em để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Em hãy về nhà thảo luận cùng bố mẹ, người thân để xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình theo bảng gợi ý: (đính kèm cuối mục)

- GV nghe HS trình bày bảng vào tiết học sau và đặt câu hỏi: Em hãy phân tích sự hợp lí của kế hoạch và những khó khăn khi thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu tài chính và cách vượt qua

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 SGK tr.37 và lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và chia sẻ vào tiết học sau.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ và hoàn thiện kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình em.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Sau khi thực hiện nhiệm vụ 3 ở nhà, em hãy chia sẻ cho cả lớp về kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình em và tiến hành điều chỉnh những mục vượt quá kế hoạch đã đề ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và viết những việc mình đã làm được hoặc chưa làm được.

- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

IV. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình

1. Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình

Gợi ý:

- Cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình:

+ Xác định nguồn thu và khoản chi, khoản tiết kiệm.

+ Xác định nguồn thu cố định và không cố định.

+ Xác định khoản chi tiết yếu và khoản chi linh hoạt.

+ Xác định các khoản tiết kiệm.

- 6 quy tắc chi tiêu thông minh:

+ Quy tắc 1: Đặt ra ngân sách cụ thể cho từng khoản và tuân thủ nghiêm ngặt: Quy tắc 50 – 30 – 20.

+ Quy tắc 2: Quy tắc 24 giờ: Bạn có thực sự thích mua thứ đó hay không?

+ Quy tắc 3: Cân nhắc dùng tiền mặt nếu như chưa thể kiểm soát chi tiêu.

+ Quy tắc 4: Trước khi mua thứ gì, cần suy nghĩ xem món đồ đó phục vụ được nhiều mục đích hay không.

+ Quy tắc 5: Lên kế hoạch cụ thể mỗi dịp sale để tránh mua sắm lan man.

+ Quy tắc 6: Đặt ra những ngày “không chi tiêu”.

- Kế hoạch chi tiêu phù hợp cho gia đình bạn K:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia đình em để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

Gợi ý: Các khoản chi tiêu trong gia đình:

+ Chi phí thiết yếu:

• Thuê nhà

• Tiền ăn uống hàng tháng.

• Hóa đơn cố định: điện, nước, Internet,…

• Tiền xăng, xe đi lại.

• Tiền đóng học hàng tháng.

+ Chi phí không thiết yếu:

• Tiền mua sắm, giải trí.

• Tiền du lịch, xem phim.

• Tiền quỹ công ty, gia đình.

• Tiền đi spa, gym, yoga, nails,…

+ Chi phí phát sinh:

• Tiền đi đám cưới, đám ma, sinh nhật,…

• Tiền sửa chữa đồ dùng trong gia đình.

• Tiền khám bệnh, mua thuốc,…

• Tiền mua đồ dùng học tập.

+ Chi phí đầu tư:

• Gửi tiết kiệm ngân hàng

• Đầu tư kinh doanh

• Đầu tư chứng khoán

• Mua cổ phiếu.

Gợi ý: Kế hoạch chi tiêu trong vòng 1 tháng:

3. Chia sẻ và hoàn thiện kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình em.

 

 

KẾ HOẠCH CHI TIÊU CỦA GIA ĐÌNH TRONG 6 THÁNG

Tháng

Tổng thu nhập/ tháng

Chi phí thiết yếu

Chi phí không thiết yếu

Chi phí phát sinh

Mục tiêu tiết kiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

  1. Mục tiêu: HS thực hiện kế hoạch tài chính của riêng mình để góp phần tiết kiệm chi tiêu và gia tăng thu nhập
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Trao đổi về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và thực hiện chủ đề: Em hãy thảo luận nhóm với chủ đề “Làm thế nào để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?”

- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân theo gợi ý:

+ Xác định các khoản thu mà em có trong một tháng.

+ Lập danh mục những khoản cần chi.

+ Phân bổ kinh phí hợp lí cho các khoản chi.

+ Linh hoạt điều chỉnh khi có những vấn đề ưu tiên xuất hiện.

- Sau khi HS hoàn thành, GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ trong nhóm để điều chỉnh kế hoạch cá nhân cho hợp lí hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về chủ đề và trao đổi về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Em hãy hoàn thiện và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình theo Bảng Kế hoạch tài chính cá nhân (đính kèm cuối mục).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoàn thành Bảng Kế hoạch tài chính cá nhân.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận và nhận xét kết quả HS trải nghiệm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3, 4. Giải thích sự hợp lí trong kế hoạch tài chính cá nhân của em và chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi em thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Sau khi hoàn thành xong bảng, GV yêu cầu HS trình bày trong nhóm: Em hãy trình bày với các bạn trong nhóm về kế hoạch tài chính cá nhân mà mình đã thực hiện trong thời gian qua theo các gợi ý sau:

+ Trình bày bảng kế hoạch và sự hợp lí của kế hoạch đưa ra.

+ Chia sẻ khó khăn, thuận lợi khi thực hiện.

 + Những lưu ý cần tính đến khi thực hành kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS giải thích sự hợp lí và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi khi em thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang Hoạt động.

V. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

1. Trao đổi về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân

Để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta cần:

- Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt và thực hiện nghiêm ngặt để đạt được các mục tiêu đó.

- Cắt giảm chi tiêu những khoản không cần thiết hoặc chưa cần thiết.

- Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết và tuân thủ thực hiện rõ ràng, cụ thể.

- Theo dõi kế hoạch và xác định thời gian hoàn thành.

- Điều chỉnh nếu thấy các khoản thu chi chưa hợp lý.

- Cân nhắc những thói quen tiêu dùng không cần thiết như: đi tập thể hình, yoga,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của em

Gợi ý:

Bảng Kế hoạch tài chính cá nhân (đính kèm cuối mục).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3, 4. Giải thích sự hợp lí trong kế hoạch tài chính cá nhân của em và chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi em thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

 

 

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Tổng các khoản thu/tháng

10.000.000 đồng

 

 

 

 

Phân bổ các khoản chi

Khoản chi cụ thể

Thành tiền

Tỉ lệ

Chi phí thiết yếu

- Tiền ăn uống

1.000.000

40%

- Tiền đi lại

1.000.000

- Tiền đóng học

2.000.000

Chi phí không thiết yếu

- Tiền sinh nhật bạn

500.000

25%

- Tiền đi du lịch

1.000.000

- Tiền mua sắm, làm đẹp

1.000.000

Chi phí phát sinh

- Tiền thuốc thang

1.000.000

20%

- Tiền mua đồ dùng học tập

500.000

- Tiền đám cưới

500.000

Chi phí đầu tư

- Tiệm kiệm ống heo

500.000

15%

- Mua bảo hiểm

1.000.000

 

Hoạt động 6: Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến bộ của HS.
  2. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề.
  3. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS đánh giá theo tổ: Mỗi HS nói một điều mình ghi nhận về tinh thần làm việc nhóm của bạn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề:

+ Về kĩ năng và trách nhiệm gia đình của bạn.

+ Về một ý kiến mong bạn tiến bộ hơn.

- GV yêu cầu HS ghi tổng hợp ý kiến của nhóm mà HS thấy hợp lí vào SBT.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đánh giá và ghi ý kiến vào SBT.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số bạn chia sẻ về những điều bạn nhận xét về em từ những điều em đã làm được, chưa làm được và cảm nhận của em.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tôn trọng ý kiến và đánh giá của HS.

- GV nhận xét và khuyến khích HS nhìn nhận những điểm tích cực, tiến bộ ở bạn của em.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá tổng hợp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS mở SBT và tự đánh giá kết quả hoạt động theo chủ đề: Em hãy tự đánh giá kết quả hoạt động theo chủ đề qua các gợi ý sau:

+ Suy nghĩ về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chủ đề.

+ Bài học lớn nhất rít ra được từ chủ đề là gì?

- GV nêu yêu cầu: Em hãy tự đánh giá kết quả Những điều em đã làm được ở các Hoạt động của chủ đề 4 và cộng điểm của mình theo thang điểm: (bảng đính kèm cuối mục)

+ Tốt: 3 điểm

+ Đạt: 2 điểm

+ Chưa đạt: 1 điểm

- GV yêu cầu HS:

+ Em hãy tính điểm trung bình của toàn bảng và đưa ra một vài lời nhận xét từ số liệu thu được.

+ Viết vào SBT ý kiến nhận xét của GV về cả lớp và về cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong mục 2 SGK tr.34.

- HS đọc các trường hợp và đưa ra phương án

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

VI. Đánh giá kết quả trải nghiệm

 

 

Những điều em làm được

Mức độ đạt được

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình bằng lời nói và việc làm cụ thể.

 

 

 

2. Thể hiện được sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình

 

 

 

3. Thể hiện được sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.

 

 

 

4. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

 

 

 

5. Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

 

 

 

6. Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

 

 

 

 

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Rèn luyện các kĩ năng đã được học
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung chủ đề 5.

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Hoạt động 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:………

Việc làm

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường hợp

Lời nói, hành động

Trường hợp 1

 

Trường hợp 2

 

Trường hợp 3

 

Trường hợp 4

 

 

Việc làm được

Việc chưa làm được

 

 

 

- Hoạt động 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Việc làm

Hàng ngày/ thời gian

Hàng tuần/ thời gian

Hàng tháng/ thời gian

1. Đưa ông đi khám bệnh.

 

 

 

2. Lau chùi quạt máy.

 

 

 

3. Dọn dẹp, sắp xếp tủ quần áo và gom những đồ đạc bị ngắn, chật để riêng vào một túi.

 

 

 

4. Dọn vườn, cắt tỉa cây cối.

 

 

 

5. Cùng mẹ đi chợ và nấu bữa cơm mừng sinh nhật bố

 

 

 

6. Giặt chăn, chiếu,…

 

 

 

7. Tổng vệ sinh nhà cửa

 

 

 

…………………………………………

 

 

 

- Hoạt động 3:

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG

LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

 

 

 

Bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ trong gia đình.

 

 

 

Chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

 

 

 

Giúp bố mẹ trồng rau, nuôi gà,… để tiết kiệm chi tiêu.

 

 

 

Làm các công việc để có thêm thu nhập cho gia đình.

 

 

 

 

- Hoạt động 4:

KẾ HOẠCH CHI TIÊU CỦA GIA ĐÌNH TRONG 6 THÁNG

Tháng

Tổng thu nhập/ tháng

Chi phí thiết yếu

Chi phí không thiết yếu

Chi phí phát sinh

Mục tiêu tiết kiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

- Hoạt động 5:

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Tổng các khoản thu/tháng

 

 

 

 

 

Phân bổ các khoản chi

Khoản chi cụ thể

Thành tiền

Tỉ lệ

Chi phí thiết yếu

 

 

 

Chi phí không thiết yếu

 

 

 

Chi phí phát sinh

 

 

 

Chi phí đầu tư

 

 

 

 

- Hoạt động 6:

Những điều em làm được

Mức độ đạt được

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình bằng lời nói và việc làm cụ thể.

 

 

 

2. Thể hiện được sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình

 

 

 

3. Thể hiện được sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.

 

 

 

4. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

 

 

 

5. Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

 

 

 

6. Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

 

 

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo, giáo án word HDTN 11 sách chân trời bản 2 tải giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 2, GA hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay