Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 2 Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1: Tự tin là chính mình sách Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 2. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. Nhận diện những nét riêng của bản thân

1. Xác định những nét riêng của bản thân

Một số nét riêng mà HS có thể tham khảo để chơi trò chơi:

- Ngoại hình: dáng người cao, hơi gầy, mũi cao,...

- Phong cách: chỉn chu, kín đáo,...

- Tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, hơi nóng tính,...

- Sở thích: âm nhạc, mĩ thuật,...

- Quan điểm sống: chân thành, trách nhiệm,...

- Sở trường: hiểu biết nhiều về Tin học, xử lí tình huống tốt, giọng nói truyền cảm.

-> Kết luận: Chúng ta phải biết xác định được những nét riêng của bản thân để dễ dàng thể hiện điểm mạnh, sở trường của mình trước mọi người.

Chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài lòng về những nét riêng của bản thân

- Việc xác định nét riêng của bản thân rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 

- Khi đó, chúng ta sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu, điểm hài lòng và chưa hài lòng của bản thân để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

2. Chia sẻ về cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn

- Cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn:

+ Luôn vui vẻ, tích cực trong mọi công việc, hoạt động.

+ Có thái độ tôn trọng, tích cực với mọi người.

+ Rèn luyện bản thân từng ngày để hoàn thiện hơn.

+ Học hỏi, tiếp thu những tấm gương, người xung quanh có điểm riêng tốt, tự tin.

+ Hòa đồng, sẵn sàng lắng nghe lời góp ý để khắc phục bản thân tốt hơn.

+ Luôn bình tĩnh để giải quyết những vấn đề xung quanh cuộc sống chúng ta.

+ Tìm kiếm cơ hội để được thuyết trình, nói trước đám đông -> giúp bản thân tự tin hơn, bớt rụt rè.

II. Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

1. Xác định những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân

- Những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân:

2. Thể hiện một khả năng riêng của bản thân trước nhóm, lớp

Một số khả năng riêng của bản thân:

- Hát

- Múa

- Trình diễn thời trang

- Hùng biện

- Kể chuyện cười

- Sáng tác thơ

- Vẽ tranh

- Làm video, clip

- Thuyết trình một chủ đề bằng tiếng Anh

- ...

-> Kết luận: Chúng ta phải luôn tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

3. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình

Những suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình như:

- Lạc quan trong cuộc sống và công việc.

- Mạnh dạn hơn khi thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

- Biết tôn trọng sự khác biệt về những đặc điểm riêng của các bạn.

- Khám phá được những tiềm ẩn trong con người mình.

- Vui vẻ và tự hào hơn khi được mọi người công nhận và khen ngợi.

- ...

III. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

1. Thảo luận về cách xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:

- Tự đặt các câu hỏi khám phá đặc điểm của bản thân;\- Tham gia các hoạt động để bộc lộ và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;

- Lắng nghe nhận xét, đánh giá của mọi người về bản thân;

2. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống

Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu biết rõ về bản thân để tìm cách khắc phục kịp thời điểm yếu và phát huy điểm mạnh.

3. Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể định hướng nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh của mình.

IV. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

1. Xác định những thay đổi của em trong năm học vừa qua

HS cần xác định được những thay đổi của mình để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với sự thay đổi đó.

2. Thảo luận về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

- Một số cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi:

+ Bình tĩnh đón nhận sự thay đổi;

+ Chấp nhận sự thay đổi là một quy luật của tự nhiên, xã hội; thay đổi là điều hiển nhiên;

+ Thấy được ý nghĩa của sự thay đổi: thêm màu sắc trong cuộc sống, sự trưởng thành của bản thân,...

+ Rèn luyện sức khỏe, ý chí để vượt qua áp lực của sự thay đổi;

+ ...

3. Điều chỉnh bản thân thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống

Khi xác định được những thay đổi của bản thân, chúng ta cần điều chỉnh bản thân một cách phù hợp để có thể thích ứng với sự thay đổi đó.

4. Chia sẻ cảm xúc của em khi điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi

- Khi em thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống, em cảm thấy hài lòng và tự tin. 

+ Em cảm thấy hài lòng vì đã vượt qua được thử thách và đạt được mục tiêu của mình. 

+ Em cũng cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình trong việc đối mặt và vượt qua các trở ngại trong cuộc sống.

- Em cũng cảm thấy thoải mái hơn với sự thay đổi và nhận thức được rằng cuộc sống là không ngừng thay đổi và phải thích ứng với sự thay đổi để tiến bộ. 

-> Điều này giúp em trở nên linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với những thay đổi tiếp theo trong cuộc sống.

V. Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân

1. Xác định và chia sẻ những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân

Những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân:

- Khó khăn thay đổi thói quen xấu

- Khó vượt qua cám dỗ

- Thiếu một số kĩ năng xã hội...

- Chưa có một thời khóa biểu cụ thể, rõ ràng

- Chưa thực sự cố gắng

- Yếu tố khách quan tác động: môi trường sống, gia đình, ...

-> Kết luận: Khi xác định được khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra những giải pháp và cách thức để vượt qua nó.

2. Thảo luận cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân

Cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân:

- Đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch và kiên trì thực hiện mục tiêu.

- Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại.

- Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động để thử thách, rèn luyện bản thân.

- Khích lệ, động viên bản thân ngay sau mỗi cố gắng.

- ...

-> Kết luận: Mỗi người cần có cho mình một cách nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn.

3. Xử lí tình huống để thể hiện sự nỗ lực rèn luyện hoàn thiện bản thân

- Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

- Chúng ta cần tích cực nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

4. Lựa chọn một mục tiêu để hoàn thiện bản thân và nỗ lực thực hiện

HS cần tích cực thực hiện những việc làm mình đã đặt ra và đón nhận những góp ý của các bạn để kế hoạch, mục tiêu của mình trở nên hoàn thiện hơn.

5. Chia sẻ cảm xúc và kết quả khi em nỗ lực tự hoàn thiện bản thân

- Sau khi thực hiện nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi một cách tích cực và tốt đẹp hơn.

- Đây cũng là một cách để bản thân trở nên năng lượng và sẵn sàng đón nhận thật nhiều kiến thức phía trước

VI. Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

1. Xác định cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Những cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân gồm:

- Chia sẻ về kế hoạch phấn đầu, rèn luyện của bản thân.

- Mời các bạn cùng phấn đấu, rèn luyện.

- Động viên, thuyết phục các bạn cùng phấn đấu.

- Hỗ trợ nhau trong quá trình phấn đấu, rèn luyện....

2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thuyết phục các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Chúng ta nên chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

3. Thực hiện và chia sẻ cảm xúc của em khi thu hút được các bạn cùng tham gia phấn đấu hoàn thiện bản thân

- HS cần tích cực thực hiện kế hoạch mục tiêu của bản thân, thu hút các bạn cùng tham gia phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- Đây là cách tạo động lực cho bản thân và lan tỏa năng lượng tới mọi người xung quanh.

VII. Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng

1. Trao đổi về những nội quy, quy định mà em thực hiện tốt, chưa tốt và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện

- Nội quy thực hiện tốt: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ,...

- Nội quy thực hiện chưa tốt: Còn nói chuyện trong lớp, chưa tập trung trong giờ học, ít tham gia các hoạt động tập thể,...

- Thuận lợi:

+ Là những hoạt động thường xuyên, diễn ra thường xuyên dễ tạo thói quen.

+ Dễ thích nghi.

- Khó khăn:

+ Đòi hỏi sự kiên trì.

+ Hoạt động rèn luyện lâu dài.

2. Thảo luận về những cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp trường, cộng đồng

Cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp trường, cộng đồng: 

- Nhận thức được ý nghĩa của việc tuân thủ kỉ luật, quy định

- Hiểu được hậu quả của các hành vi vi phạm kỉ luật, quy định

- Đặt ra kỉ luật, quy định cho bản thân,...

3. Chia sẻ cảm xúc của em về tính tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp, trường và cộng đồng

- Quá trình rèn luyện bản thân là một chặng đường dài, nhiều thử thách và khó khăn. Vì vậy, mỗi HS cần tích cực tìm hiểu, rèn luyện và vượt qua.

- Tuân thủ những quy định của nhóm, lớp, trường và cộng đồng sẽ giúp em được mọi người yêu quý và tôn trọng.

=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời (bản 2) Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay