Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà. Thuộc chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 1 Tuần 1

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2

CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

GV tổ chức cho HS tìm hiểu về những điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân, từ đó biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, hướng dẫn HS thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội, từ đó giúp các em đánh giá được hành vi giao tiếp, ứng xử của HS trên mạng xã hội và tuyên truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân

1. Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.

Sản phẩm dự kiến:

Những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử là:

Yếu Tố

Điểm Tích Cực

Điểm Chưa Tích Cực

Ngôn ngữ

Sử dụng từ ngữ lịch sự, chính xác và phù hợp

Sử dụng ngôn ngữ thô lỗ, thiếu lịch sự

Biết dùng từ ngữ tích cực, truyền đạt ý tưởng rõ ràng

Sử dụng ngôn ngữ gây hiểu lầm hoặc xúc phạm

Thái độ

Có thái độ tích cực, lạc quan và tôn trọng người khác

Có thái độ tiêu cực, khó chịu và không tôn trọng ý kiến

Lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác

Không lắng nghe, không quan tâm đến ý kiến người khác

Biểu cảm

Sử dụng biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ thích hợp

Thiếu sự linh hoạt và thích nghi trong biểu cảm

Biểu lộ cảm xúc chân thành, tự nhiên và đáp ứng phù hợp

Biểu lộ cảm xúc không phù hợp hoặc quá mạnh mẽ

2. Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống sau

Sản phẩm dự kiến:

Những điểm tích cực và chưa tích cực của từng nhân vật đó là:

Nhân vật 1:

  • Điểm tích cực:

  • Quan điểm được thể hiện một cách rõ ràng

  • Đưa ra gợi ý rằng cần có sự thay đổi trong hành vi của đối phương để nhận được sự giúp đỡ từ người khác.

  • Điểm chưa tích cực:

  • Sử dụng ngôn từ chỉ trích và gây áp lực ("Cậu cần xem lại hành vi của mình").

  • Thái độ khá khó chịu và không khích lẻ

Nhân vật 2:

  • Điểm tích cực:

  • Sự lắng nghe và sẵn lòng phản hồi

  • Điểm chưa tích cực:

  • Có thể cảm thấy bị chỉ trích hoặc bất mãn về việc bị đánh giá về hành vi của mình.

  • Có thể phản ứng tiêu cực khi bị nói về hành vi của mình ("Cậu thật ích ki").

3. Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em.

Giải chi tiết

Những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em đó là:

Hành vi tích cực:

- Nói dí dỏm

- Nói lưu loát

 - Biết lắng nghe người khác

- Có sự tôn trọng đối với người đối diện

Hành vi chưa tích cực:

- Ngắt lời người khác

- Suy diễn quá mức

- Nói mà không suy nghĩ trước

4. Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.

Bài làm chi tiết

Một số cách để khắc phục điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp. ứng xử của em:

  • Chấp nhận và tự nhận thức

  • Tập trung vào ngôn từ và cách diễn đạt

  • Phát triển thái độ tích cực

  • Trước những hoàn cảnh khác nhau, học cách giữ thái độ bình tĩnh

  • Đồng cảm và lắng nghe

  • Luyện tập và thực hành

  • Trong quá trình học hỏi liên tục nhận phản hồi

  • Tự kiểm soát và kiên nhẫn

Hoạt động 2: Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các bạn và thầy cô

1. Kể những câu chuyện về tôn trọng sự khác biệt mà em đã gặp.

Sản phẩm dự kiến:

Em học trong một ngôi trường quốc tế vì vậy bạn học của em không chỉ là những bạn người Việt Nam mà còn cả bạn bè từ các nước khác. Đặc biệt trong đó còn có một số bạn da màu khác. Mặc dù có sự khác biệt về nên văn hóa, tôn giáo và thói quen từ các đất nước khác nhau nhưng các bạn đều biết cách lắng nghe ý kiến của nhau. Chúng em đã học được rất nhiều từ sự đa dạng và khác biệt này.

Em đã gặp nhiều người bạn từ nhiều quốc gia khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Việc tôn trọng sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, thói quen ăn uống và lối sống giúp chúng em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hòa nhập vào cộng đồng một cách tự nhiên.

2. Chia sẻ ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt.

Sản phẩm dự kiến:

Ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt là:

  • Xây dựng môi trường hòa bình và hài hòa trong xã hội.

  • Tạo ra sự đa dạng và sự giàu có trong giao tiếp và hành vi.

  • Khuyến khích sự học hỏi và sự phát triển cá nhân.

  • Giảm thiểu xung đột và tăng cường sự hiểu biết và sự lập

3. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Sản phẩm dự kiến:

Các thể hiện tôn trọng sự khác biệt là:

  • Không có thái độ chê bai và khích bác

  • Cởi mở và hoà đồng với mọi người

  • Không kì thị

  • Giữ bình tĩnh trước những ý kiến khác biệt

4. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong trường hợp sau:

Khi đối thoại hay tranh luận, bạn đưa ra quan điểm trái ngược với mình.

Sản phẩm dự kiến:

Trong trường hợp đối thoại hay trong luận mà bạn đưa ra quan điểm trái ngược với mình em sẽ:

  1. Đưa ra nội dung đối thoại, vẫn để tranh luận cụ thể:

  • Tập trung vào nội dung tranh luận, không đưa ra những lời chỉ trích cá nhân để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng

  • Khi muốn nêu quan điểm của mình một cách cụ thể và logic cần đưa ra lý lẽ và bằng chứng

  1. Nhận diện cảm xúc của bản thân khi thấy có ý kiến trái ngược:

  • Khi đói diện với những ý kiến trái ngược cần nhận ra và chấp nhận những cảm xúc tự nhiên của mình. Diều này giúp kiểm soát hành động và phản ứng một cách hiệu quả

  1. Xác định những việc cần làm để thể hiện tôn trọng sự khác biệt:

  • Để hiểu quan điểm của người khác một cách chân thành cần dành thời gian để lắng nghe và hiểu quan điểm đó

  • Khi người khác đang nói tránh làm gián đoạn hoặc cắt ngang lời người khác

  • Khi tranh luận tránh sử dụng ngôn từ khích bác hoặc làm mất lòng đối phương

  • Trong lời nói và hành động luôn giữ tinh thần bình tĩnh và kiềm chế

Hoạt động 3: Sống hài hoà với các bạn và thầy cô 

1. Trao đổi về những việc làm thể hiện sống hài hoà với các bạn và thầy cô.

Sản phẩm dự kiến:

Những việc làm thể hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô là:

- Quan tâm, chia sẻ với người thân để hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ

- Tự giác thực hiện những việc làm giúp đỡ người thân

- Chia sẻ khó khăn với các thành viên trong gia đình

- Dành thời gian để lắng nghe và hiểu biết về nhu cầu, mong muốn và lo lắng của mỗi thành viên trong gia đình.

- Cởi mở với tất cả mọi người

- Không phân biệt đối xử, ứng xử công bằng

- Quan tâm, hỏi thăm, sẵn sàng giúp đỡ các bạn và thầy cô

- Kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân và có suy nghĩ tích cực.

2. Chia sẻ những câu chuyện về sống hài hoà với các bạn và thầy cô.

Sản phẩm dự kiến:

Bối cảnh: Trường học trung học vào một ngày đầu năm học mới. Trong lớp học, có hai bạn học sinh mới chuyển đến từ một thành phố khác. Họ là Hoa và Hoàng. Cả hai đều rất năng động và thân thiện.

Các nhân vật:

  • Hoa: Cô gái mới chuyển đến trường từ thành phố lớn. Hoa là người rất hòa đồng, thích kết bạn và thường tỏ ra vui vẻ và nhiệt tình.

  • Hoàng: Bạn trai mới của Hoa, cũng là một học sinh chuyển đến từ thành phố khác. Hoàng là người khá nhanh nhẹn và hài hước.

  • Các bạn lớp: Bao gồm những bạn học sinh khác trong lớp, cả các bạn cũ và mới.

  • Thầy cô: Các giáo viên trong trường, bao gồm giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn.

Biểu hiện sống hài hoà:

  • Hoa và Hoàng: Cả hai đều rất tỏ ra thân thiện và cởi mở với các bạn mới. Họ luôn cười và tạo không khí vui vẻ trong lớp học. Hoa thường hỏi thăm và quan tâm đến các bạn cùng lớp, còn Minh thì hay tạo tiếng cười và làm cho mọi người xung quanh vui vẻ.

  • Các bạn lớp: Những bạn học sinh khác trong lớp đón nhận Hoa và Hoàng rất nhiệt tình. Họ không chỉ giúp đỡ các bạn mới trong việc hòa nhập vào lớp mà còn chia sẻ kiến thức về trường học và các hoạt động ngoài giờ học.

  • Thầy cô: Các giáo viên trong trường luôn khuyến khích sự hòa đồng và tình cảm trong lớp học. Họ dành thời gian để giúp đỡ Hoa và Hoàng và khích lệ các bạn trong lớp tạo ra môi trường học tập và xã hội tích cực.

Nhận xét cảm xúc của các nhân vật:

  • Hoa và Hoàng: Cả hai đều rất vui vẻ và hạnh phúc với sự chào đón nồng hậu của các bạn và sự hỗ trợ từ thầy cô. Lan thấy mình được chào đón và có nhiều bạn mới, trong khi Minh thích được biết đến và gặp được nhiều người mới.

  • Các bạn lớp: Cả lớp học đều cảm thấy hạnh phúc khi có thêm bạn mới tham gia và mong muốn giúp đỡ họ hòa nhập vào môi trường học tập.

  • Thầy cô: Các giáo viên rất hài lòng khi thấy tinh thần hòa đồng và tích cực trong lớp học, cũng như sự hòa nhập của Hoa và Hoàng.

3. Thể hiện sống hài hoà với các bạn và thầy cô nếu em là nhân vật trong những tình huống sau:

Tình huống 1:

Một nhóm bạn đang ngồi nói chuyện rôm rả trong lớp. C ngồi gần đó và muốn tham gia trò chuyện cùng các bạn nhưng ngại ngần vì không thân với các bạn ấy.

Tình huống 2:

H là một học sinh giỏi thể thao của lớp. Cô giáo chủ nhiệm câu lạc bộ bóng rồ muốn H tham gia vào đội tuyển của trường để luyện tập và tham gia cuộc thi bóng rổ cấp quận. Trong khi đó, thấy giáo thể dục cũng muốn H tham gia vào dội bóng đá của trường.

Sản phẩm dự kiến:

Nếu em là nhân vật trong tình huống trên em sẽ:

Tình huống 1:

  • Bước 1: Cần dũng cảm bước vào cuộc trò chuyện với thái độ tự tin

  • Bước 2: Dùng thái độ hòa nhã, một nụ cười thân thiện và hỏi mọi người xem có thể tham gia vào cuộc trò chuyện của họ được không

  • Bước 3: Hỏi thăm về những gì đang được nói chuyện từ đó chia sẻ ý kiến và tạo sự kết nối với nhóm bạn

  • Bước 4: Sau khi lắng nghe câu chuyện chia sẽ ý kiến của cá nhân một cánh lịch sự, chân thành tránh chê bai, chỉ trích

Tình huống 2:

  • Bước 1: Xin phép được trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm cùng giáo viên thể dục để có thể hiểu rõ hơn về cả hai cơ hội tham ga bóng rổ và bóng đá.

  • Bước 2: Chia sẻ về sở thích và kỹ năng của mình đối với cả bóng rổ và bóng đá.

  • Bước 3: Lịch sự, thẳng thắn và trung thực trình bày với thầy cô rằng bạn đang nhận được lời mời từ cả hai bên, bạn đang cảm thấy hào hứng về cả hai môn thể thao.

  • Bước 4: Xin ý kiến của giáo viên cũng như đề xuất cách để có thể tham gia cả hai hoạt động một cách hài hòa và có hiệu quả

Hoạt động 4: Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

1. Chia sẻ những hiểu biết của em về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội hiện nay.

Sản phẩm dự kiến:

Một số hiểu biết của em về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội hiện nay là:

Khi giao tiếp trên mạng xã hội nhiều học sinh thường tỏ ra tự tin hơn khi giao tiếp trực tiếp. Sở dĩ có thể nwh vậy vì họ có thể dễ dàng thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình trong không gian ảo mà không gặp áp lực trực tiếp như từ giao tiêp trực tiếp

Khi sử dụng mạng xã hội, nhiều bạn học sinh sử dụng những ngôn ngữ không phù hợp với độ tuổi. Điều này bao gồm việc sử dụng lời lẽ thô tục, những từ ngữ nhạy cảm hoặc việc chia sẻ nội dung không phù hợp với độ tuổi của mình.

Mạng xã hội cho phép thông tin lan truyền rất nhanh, và điều này có thể gây ra những tác động không mong muốn đối với học sinh như sự lan truyền tin đồn, thông tin sai lệch hoặc việc xâm hại trực tuyến.

Khi sử dụng mạng xã hội học sinh có thể dễ bị áp lực về việc tự xác định bản thân dựa trên số lượng lượt thích, bình luận hay sự chia sẻ của người khác trên mạng xã hội. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.

Học sinh cần được giáo dục về vấn đề bảo mật và an toàn khi sử dụng mạng xã hội, bao gồm cách bảo vệ thông tin cá nhân và cách ứng phó với các tình huống xâm hại trực tuyến.

2. Thảo luận về đề cương khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Sản phẩm dự kiến:

Thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội:

  1. Lí do thực hiện khảo sát: 

Giao tiếp trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong cuôc sống hàng ngày của học sinh vì vậy đề tài này cần được thực hiện như một nhu cầu thiết yếu. Cách học sinh tượng tác và giao tiếp với nhau đang thay đổi do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Hiểu rõ thực trạng này sẽ giúp các nhà giáo dục và phụ huynh có cái nhìn chính xác hơn về thế giới kỹ thuật số mà các em đang sống.

  1. Mục đích khảo sát: 

Khảo sát là để đánh giá thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội, nhận biết các xu hướng, thói quen và vấn đề đặc biệt trong giao tiếp trực tiếp cuae học sinh là mục đích của bài khảo sát này.

  1. Nhiệm vụ khảo sát:

  • Thu thập thông tin về thời gian và tần suất sử dụng mạng xã hội của học sinh

  • Phân tích cách học sinh tương tác với nhau trên mạng xã hội (tư cách, ngôn ngữ, hành vi).

  • Đánh giá tác động của giao tiếp trực tuyến đối với sức khỏe tâm lý và hành vi của học sinh.

  1. Đối tượng khảo sát: Học sinh trong cac trường trung học phổ thông ( từ cấp 2 đến cấp 3). Các trường được chọn mẫu sẽ phải đại diện cho các đặc điểm dân số và vùng miền khác nhau.

  2. Phương pháp khảo sát: Sử dụng bảng câu hỏi tự điền (survey) cho học sinh hoặc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin chi tiết hơn từ các cá nhân.

  3. Hình thức khảo sát: Khảo sát có thể được thực hiện trực tiếp tại trường hoặc trực tuyến thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến như Google Forms.

  4. Xử lí kết quả và viết báo cáo:

  • Dữ liệu được thu thập sẽ được xử lí bằng các phần mềm thống kê như Excel để tính toán và phân tích.

  • Kết quả sẽ được trình bày dưới dạng báo cáo có cấu trúc, bao gồm các biểu đồ, bảng số liệu và nhận xét chi tiết về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

  • Báo cáo có thể được trình bày bằng thuyết trình PowerPoint hoặc dưới dạng bài viết chi tiết.

3. Xây dựng công cụ khảo sát.

Sản phẩm dự kiến:

PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A

Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát

Rất đúng

Đúng 

Chưa đúng

1. Sử dụng các mạng xã hội

1.1. Thường xuyên sử dụng Facebook

 

 

x

1.2. Thường xuyên sử dụng TikTok

 

x

 

1.3. Thường xuyên sử dụng Zalo

x

 

 

2. Các chủ để thường giao tiếp trên mạng

2.1. Trao đổi về học tập

x

 

 

2.2. Tán gẫu, giải trí

 

x

 

2.3. Tiếp nhận thông tin từ thầy cô

x

 

 

3. Đặc diểm ngôn ngữ khi giao tiếp trên mạng

3.1. Sử dụng hệ thống kí hiệu riêng

 

 

x

3.2. Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực

x

 

 

3.3. Sử dụng viết tắt

 

x

 

4. Vẫn dễ thường gặp khi giao tiếp trên mạng

4.1. Bị chỉ trích, chê bai

 

 

x

4.2. Mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến

 

 

x

4.3. Bị quấy rối

 

 

x

4. Thực hiện khảo sát.

Sản phẩm dự kiến:

Khảo sát đúng đối tượng: Xác định đối tượng khảo sát là học sinh từ các lớp nào, ở trường nào và trong khoảng độ tuổi nào. Đây là bước quan trọng để đảm bảo khảo sát mang tính đại diện và có ý nghĩa thực tiễn.

- Lựa chọn thời gian phù hợp: Chọn thời điểm phù hợp để gặp đối tượng khảo sát. Có thể là vào giờ ra chơi sau giờ học, hoặc sau giờ học chính để học sinh có thể tham gia khảo sát một cách thoải mái và không ảnh hưởng đến thời gian học tập.

- Trình bày rõ mục đích khảo sát và giữ bí mật thông tin: Trước khi tiến hành khảo sát, bạn cần giải thích rõ ràng về mục đích của việc khảo sát và cam kết giữ bí mật thông tin của người được khảo sát. Đây là để tạo sự tin tưởng và thu thập thông tin chính xác.

- Chọn hình thức khảo sát hiệu quả: Có thể sử dụng các phương pháp khảo sát như bảng câu hỏi tự điền (survey) trên giấy hoặc trực tuyến, phỏng vấn trực tiếp, nhóm thảo luận, hoặc các hoạt động tương tác nhằm thu thập nhiều thông tin hữu ích nhất từ học sinh.

5. Viết báo cáo thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. 

Sản phẩm dự kiến:

I. Thống kê số liệu khảo sát:

Sử dụng các mạng xã hội:

Thường xuyên sử dụng Facebook: 20%

Thường xuyên sử dụng TikTok: 60%

Thường xuyên sử dụng Zalo: 40%

Các chủ đề thường giao tiếp trên mạng:

Trao đổi về học tập: 80%

Tán gẫu, giải trí: 90%

Tiếp nhận thông tin từ thầy cô: 70%

Đặc điểm ngôn ngữ khi giao tiếp trên mạng:

Sử dụng hệ thống kí hiệu riêng: 30%

Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực: 70%

Sử dụng viết tắt: 50%

Vấn đề thường gặp khi giao tiếp trên mạng:

Bị chỉ trích, chê bai: 40%

Mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến: 50%

Bị quấy rối: 20%

II. Phân tích thực trạng dựa trên số liệu thu được:

Sử dụng mạng xã hội: Tỷ lệ sử dụng TikTok và Zalo cao hơn Facebook, cho thấy sự phổ biến của các ứng dụng này trong cộng đồng học sinh.

Các chủ đề giao tiếp: Hầu hết học sinh sử dụng mạng xã hội để giải trí và tán gẫu, trong khi giao tiếp về học tập và tiếp nhận thông tin từ thầy cô cũng được đánh giá cao.

Đặc điểm ngôn ngữ: Hầu hết học sinh sử dụng ngôn ngữ phổ thông và chuẩn mực trong giao tiếp trên mạng, nhưng việc sử dụng viết tắt vẫn phổ biến.

Vấn đề thường gặp: Phần lớn học sinh gặp phải các vấn đề như bị chỉ trích, mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến và ít gặp trường hợp bị quấy rối trên mạng.

III. Đề xuất biện pháp cải thiện thực trạng:

  • Tăng cường giáo dục về giao tiếp trực tuyến: Tổ chức các buổi tập huấn, hoạt động giáo dục để học sinh hiểu về những nguy cơ và hậu quả của giao tiếp trên mạng xã hội.

  • Xây dựng môi trường giao tiếp tích cực: Khuyến khích giao tiếp văn minh, lịch sự và tôn trọng giữa các thành viên trong cộng đồng mạng xã hội của học sinh.

  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp và đào tạo về an toàn mạng: Tăng cường giáo dục về kỹ năng giao tiếp hiệu quả và cách bảo vệ bản thân trên mạng.

  • Tạo ra chính sách và quy định: Phát triển các quy định và chính sách nhằm bảo vệ học sinh khỏi những vấn đề giao tiếp tiêu cực trên mạng xã hội.

6. Báo cáo kết quả khảo sát.

Sản phẩm dự kiến:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT

I. Tóm tắt kết quả chính của khảo sát:

  1. Sử dụng các mạng xã hội:

    • Facebook: Tỷ lệ sử dụng thấp nhất, chỉ 20%.

    • TikTok: Được sử dụng thường xuyên nhất, chiếm 60%.

    • Zalo: Cũng phổ biến, chiếm 40%.

  2. Các chủ đề giao tiếp trên mạng:

    • Giao tiếp về học tập: 80% học sinh thường trao đổi về học tập trên mạng.

    • Tán gẫu, giải trí: Phổ biến nhất, đạt 90%.

    • Tiếp nhận thông tin từ thầy cô: Chiếm 70% tỷ lệ sử dụng.

  3. Đặc điểm ngôn ngữ khi giao tiếp trên mạng:

    • Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực: Chiếm đa số với 70%.

    • Sử dụng viết tắt: Phổ biến với 50% học sinh.

  4. Vấn đề thường gặp khi giao tiếp trên mạng:

    • Bị chỉ trích, chê bai: 40% học sinh gặp phải.

    • Mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến: Đạt 50% tỷ lệ.

    • Bị quấy rối: Gặp ít nhất, chỉ 20%.

II. Sử dụng mô hình, bảng biểu và trình chiếu khi trình bày:

  • Biểu đồ cột: Thể hiện tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội.

  • Biểu đồ tròn: Hiển thị phân bố các chủ đề giao tiếp trên mạng.

  • Biểu đồ cột đa cột: So sánh đặc điểm ngôn ngữ khi giao tiếp.

  • Biểu đồ đường: Thể hiện tỷ lệ vấn đề thường gặp khi giao tiếp trên mạng.

III. Trình bày bằng trình chiếu:

  • Sử dụng Powerpoint hoặc Google Slides để trình bày kết quả khảo sát.

  • Đảm bảo mô hình, bảng biểu được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và thu hút sự chú ý của người xem.

Đánh giá kết quả trải nghiệm

1. Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau

Sản phẩm dự kiến:

Nội dung đánh giá

Tự đánh giá

1. Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

Đạt

2. Tôn trọng sự khác biệt.

Tốt

3. Sống hài hoà với bạn bè và thầy cô.

Đạt

4. Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Chưa đạt

 

2. Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.

Sản phẩm dự kiến:

Một số nội dung em cần tiếp tục rèn luyện đó là:

Nghiên cứu thêm về thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội:

Em có thể tập trung vào việc nghiên cứu thêm về chủ đề để đạt được mục tiêu thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. Có thể tìm hiểu các phương pháp khảo sát, thu thập thông tin và phân tích kết quả một cách hiệu quả hơn

Phát triển kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu:

Dữ liệu có thể thu thập và phân tích từ các nguồn khác nhau như bảng điều tra, cuộc phỏng vấn hoặc các tài liệu tham khảo khảo. Đây là một kỹ năng quan trọng có thể thực hiện đề tài khảo sát một cách thành công.

Nâng cao khả năng trình bày và viết báo cáo:

Để trình bày bài viết một các rõ ràng, logic và hấp dẫn cần tập trung vào việc phát triển kỹ năng trình bày. Sử dụng các công cụ và phương tiện trình bày hiệu quả để giúp truyền đạt thông điệp của đề tài một cách chuyên nghiệp.

Tăng cường công nghệ thông tin và kỹ năng tin học:

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, tin học, công cụ và các phầm mềm cần thiết sẽ hỗ trợ quá trình nghiên cứu và thực hiện hiện đề tài khảo sát trên mạng xã hội

Lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả:

Để đạt được mục tiêu, em cần thiết lập một kế hoạch làm việc chi tiết và hiệu quả. Quản lý thời gian tốt để có đủ thời gian nghiên cứu, thu thập dữ liệu và hoàn thành báo cáo đúng thời hạn.

Câu 1: Người giao tiếp, ứng xử tích cực sẽ nhận được điều gì?

A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.

B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.

C.Sự khó chịu của mọi người.

D.Sự khinh bỉ của mọi người xung quanh.

Câu 2: Đâu là hành động thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt trong môi trường lớp học?

A. Kì thị màu da của bạn bè.

B. Không tôn trọng đam mê, sở thích của bạn.

C.Không chia bè, kết phái.

D.Tích cực giúp đỡ bạn bè khi bạn có khó khăn.

Câu 3: Đâu là biểu hiện của khả năng thích nghi với sự thay đổi trong quan hệ bạn bè?

A. Hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện mới của gia đình.

B. Tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

C. Tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

D. Sẵn sàng đối diện với khó khăn trong học tập.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Uyên và nhóm bạn ở lớp đều là nhà có điều kiện nên đã lập hội chơi riêng. Trong một lần đi du lịch với lớp, Uyên và nhóm bạn đã tỏ ý xem thường và không muốn ngồi cạnh Huyền và gia đình Huyền rất nghèo. Nhận xét nào đúng về hành động của Uyên và nhóm bạn?

Câu 2: Hùng và Lâm học cùng một lớp, lại chơi khá thân với nhau. Lâm làm lớp trưởng còn Hùng là tổ trưởng tổ 3. Trong giờ sinh hoạt lớp, Hùng bị Lâm nhắc nhở vì có một buổi đi học muộn trong tuần. Theo em, nếu Hùng là người có tư duy tích cực, Hùng sẽ có cách giao tiếp, ứng xử như thế nào?

Câu 3: Em hãy thực hiện thích nghi với những thách thức trong định hướng nghề nghiệp.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 KẾT NỐI TRI THỨC

 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

*HĐTN bản 1
 
 

*HĐTN bản 2

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay