Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 1 Tuần 1 Nhiệm vụ 1
Giáo án chủ đề 1 Tuần 1 Nhiệm vụ 1 sách Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2
Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 1 Tuần 1 Nhiệm vụ 1
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân;
- Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với bạn bè, thầy cô;
- Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý tiến trình hoạt động:
- Tham gia buổi tọa đàm về hành vi giao tiếp, ứng xử văn minh trong trường học;
- Tham gia các hoạt động thể thao cùng thầy cô và các bạn thể hiện sống hài hòa với mọi người;
- Trao đổi về cách thực hiện quy tắc giao tiếp, ứng xử trong nhà trường.
NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP
Gợi ý tiến trình hoạt động:
- Thảo luận về cách xây dựng lớp học hạnh phúc;
- Rèn luyện cách phát huy điểm tích cực và chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử trong các tình huống khác nhau của đời sống học đường;
- Tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng giao tiếp văn minh trên mạng xã hội.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 1: NHIỆM VỤ 1
- NHẬN DIỆN ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ ĐIỂM CHƯA TÍCH CỰC TRONG HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Chia sẻ được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử;
- Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các trường hợp cụ thể.
- Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
- Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo.
- Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo.
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện tính cách của bản thân được thể hiện thông qua phẩm chất và năng lực.
b. Nội dung:
- Trò chơi khởi động.
- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS quan sát bức tranh chủ đề và trả lời câu hỏi; giới thiệu ý nghĩa Chủ đề 1.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức trò chơi thi hát hoặc đọc những câu ca dao, tục ngữ về chủ đề tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô.
- GV phổ biến luật chơi: Các nhóm lần lượt trình bày bài hát về chủ đề gia đình,bạn bè, thầy cô. Mỗi nhóm có 30 giây để trình bày. Lưu ý không hát trùng bài hát hoặc đọc trùng câu ca dao, tục ngữ với các nhóm trước. Sau 5 phút, nhóm chiến thắng là nhóm có thể hát nhiều bài hát nhất.
Gợi ý một số bài hát:
- Bài hát về gia đình:
- Nơi ấy con tìm về - Hồ Quang Hiếu.
- Chưa bao giờ mẹ kể - Erik ft Min.
- Ba ngọn nến lung linh - Phương Thảo ft Ngọc Lễ
- Đi về nhà - Đen Vâu ft Justatee.
- Đi để trở về - Soobin Hoàng Sơn.
- Nhật ký của mẹ - Hiền Thục.
- Gặp mẹ trong mơ - Thùy Chi.
- Ba kể con nghe - Nguyễn Hải Phong.
- Bài hát về bạn bè:
- Cho bạn cho tôi - Lam Trường.
- Cây đàn sinh viên - Mỹ Tâm.
- Mong ước kỷ niệm xưa - Tam ca 3A.
- Nắng sân trường - Đan Trường.
- Tạm biệt nhé - Lynk Lee.
- Ngày ấy bạn và tôi - Lynk Lee.
- Tạm biệt - Quang Vinh.
- Phượng hồng - Bằng Kiều.
- Bài hát về thầy cô:
- Người thầy – Nguyễn Nhất Huy
- Bụi phấn – Vũ Hoàng
- Lá thư gửi thầy – Đông Nhi
- Nhớ ơn thầy cô – Nguyễn Ngọc Thiện
- Lời thầy cô – Phạm Hải Đăng…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kiểm tra số lượng tên bài hát các nhóm đã kể tên được
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương đội dành chiến thắng, khích lệ các đội thua cuộc.
- GV hỏi về cảm xúc của HS sau khi tham gia chơi trò chơi và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có giao tiếp, ứng xử tích cực, chưa tích cực trong cuộc sống.
- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh chủ đề để trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh trên nói lên điều gì?
+ Giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống hằng ngày của mỗi người?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo các nhóm, quan sát bức tranh chủ đề và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Bức tranh nói về sự hòa hợp, hòa đồng trong giao tiếp trong môi trường học đường, giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với nhau.
+ Giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống hằng ngày của mỗi người: Giao tiếp tích cực giúp tạo ra một môi trường làm việc và cuộc sống tích cực, trong khi giao tiếp không tích cực có thể tạo ra sự căng thẳng và xung đột. Việc phát triển kỹ năng giao tiếp tích cực là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự hài lòng và thành công trong cuộc sống hằng ngày.
- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khám phá bản thân, gọi tên được một số điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp và ứng xử của mình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân theo các nội dung:
- Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
- Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống.
- Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
- Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện: Em hãy chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử. - GV hướng dẫn các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo bảng mẫu sau:
- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm đôi, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tương tác chủ động, tôn trọng bản thân và người khác, giúp mỗi người cảm thấy hài lòng trong giao tiếp. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân a. Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử - Ngôn ngữ: + Điểm tích cực: Biết dùng từ ngữ tạo sự hài hước. + Điểm chưa tích cực: Nói chuyện cộc lốc. - Thái độ: + Điểm tích cực: Cởi mở. + Điểm chưa tích cực: Lạnh lùng.
| |||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾNĐIỂM TÍCH CỰC VÀ ĐIỂM CHƯA TÍCH CỰC TRONG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ
| ||||||||||
Nhiệm vụ 2: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Em hãy quan sát các nhân vật trong tranh và ngôn ngữ bóng nói SGK tr.6 và nhận diện điểm tích cực, chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, sắm vai, trao đổi về điểm tích cực, chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện nhóm HS trao đổi trước lớp điểm tích cực, chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống:
- GV mời HS khác nhân xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi người cần nhận biết được điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử để cải thiện bản thân mình hơn trong tương lai. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống - Nhận thức được điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử là điều vô cùng quan trọng. - Chúng ta cần không ngừng rèn luyện và cải thiện bản thân để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, tạo ra môi trường giao tiếp văn minh và hiệu quả.
| |||||||||
Nhiệm vụ 3: Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em. - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Em hãy chia sẻ một tình huống, trường hợp mà em cư xử tích cực trong giao tiếp. + Nhóm 2: Em hãy chia sẻ một tình huống, trường hợp mà em cư xử chưa tích cực trong giao tiếp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời một số HS đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về những điểm tích cực và những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân mình và các bạn trong nhóm. - HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân để chia sẻ tình huống, trường hợp mà bản thân cư xử tích cực/ chưa tích cực trong giao tiếp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm phát biểu, chia sẻ trước lớp về những điểm tích cực và những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân mình và các bạn trong nhóm. - GV mời đại diện các nhóm trình bày tình huống, trường hợp mà HS cư xử tích cực/ chưa tích cực: + Tích cực: A là một cậu học sinh nam mới chuyển từ trường khác đến. Trong những ngày đầu tiên tới lớp mới, A tỏ vẻ rất ngại ngùng, ít nói. Em là lớp trưởng, vì thế em đã bắt chuyện với A và khuyên A nên hòa đồng với các bạn, có gì khó khăn có thể nói với em để em có thể giúp đỡ. + Chưa tích cực: Trong một buổi họp nhóm để thảo luận về dự án cuối kỳ, em và các bạn cùng nhóm đang thảo luận về phương pháp thực hiện dự án. Một bạn trong nhóm, bạn Minh, đưa ra ý kiến rằng chúng ta nên sử dụng một phương pháp mới mà bạn ấy vừa học được. Tuy nhiên, em đã cảm thấy phương pháp này không hiệu quả và quyết định phản đối ngay lập tức. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề,… Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực cũng phản ánh nhân cách của một con người. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | c. Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em - Hành vi tích cực: + Nói dí dỏm; + Nói lưu loát; + Lắng nghe người khác. - Hành vi chưa tích cực: + Ngắt lời người khác; + Suy diễn quá mức; + Không suy nghĩ kĩ trước khi nói. | |||||||||
Nhiệm vụ 4: Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm làm việc và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực. - GV cung cấp hình ảnh về một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và tìm ra một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Giao tiếp, ứng xử tích cực tạo điều kiện cho con người có cuộc sống thuận lợi, hạnh phúc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện, khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực. - GV chuyển sang nội dung mới. | d. Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em Cách khắc phục nhwungx điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử: - Tự nhận thức và chấp nhận; - Tập trung vào ngôn từ và cách diễn đạt; - Phát triển thái độ tích cực; - Học cách điều chỉnh biểu cảm; - Lắng nghe và đồng cảm; - Thực hành và luyện tập; - Học hỏi và nhận phản hồi; - Tự kiểm soát và kiên nhẫn; - ...
| |||||||||
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CHƯA TÍCH CỰC
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về điểm tích cực và điểm chưa tính cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
b. Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung bài học về điểm tích cực và điểm chưa tính cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
c. Sản phẩm: Đáp án phần trả lời trắc nghiệm của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung bài học về điểm tích cực và điểm chưa tính cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
- GV lần lượt đọc câu hỏi:
Câu 1: Để khắc phục việc nói quá to trong giao tiếp, ứng xử cần:
C. Điều chỉnh âm lượng của giọng nói đủ nghe phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
D. Sử dụng ngôn từ khéo léo, lịch sự.
C. Không ngắt lời, chen ngang khi người khác đang nói.
D. Bình tĩnh, nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực.
------------------------------------------------
-----------------Còn tiếp----------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2