Giáo án và PPT KHTN 6 chân trời Bài 40: Lực ma sát
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 40: Lực ma sát. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo
BÀI 40: LỰC MA SÁT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV giao nhiệm vụ cá nhân HS 2 phút sau đó chia sẻ nhóm đôi: Nêu được ít nhất 2 tình huống vật chịu tác dụng của lực tiếp xúc nhưng vẫn không di chuyển; tìm nguyên nhân ngăn cản sự di chuyển đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. KHÁI NIỆM LỰC MA SÁT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lực ma sát
GV giao nhiệm vụ HS hãy đọc sách mục 1 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lực cản trở khối gỗ chuyển động là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
+ Khi kéo khúc gỗ trượt đều trong 2 trường hợp, nguyên nhân nào làm số chỉ của lực kế khác nhau?
+ Lực tác dụng lên khối gỗ phụ thuộc vào yếu tố nào của bề mặt tiếp xúc?
Sản phẩm dự kiến:
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật
- Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật.
+ Mặt tiếp xúc ghồ ghề thì lực ma sát sinh ra sẽ lớn.
+ Mặt tiếp xúc nhẵn thì lực ma sát sinh ra sẽ nhỏ.
2. LỰC MA SÁT TRƯỢT
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt
GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện thí nghiệm 48.3 và các thí nghiệm tương tự, thảo luận nhóm 2 HS trong cùng một bàn: tìm nguyên nhân cản trở chuyển động của vật trượt.
+ Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?
+ Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống
Sản phẩm dự kiến:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
3. LỰC MA SÁT NGHỈ
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực ma sát nghỉ
HS thực hiện thí nghiệm, ghi lại số chỉ lực kế, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Số chỉ lực kế khi vật chưa di chuyển cho biết lực cản trở chuyển động của vật lúc này là bao nhiêu?
+ Lực cản xuất hiện ở đâu khiến vật chưa thể di chuyển dưới tác dụng của lực kéo?
Sản phẩm dự kiến:
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.
- Ngoài ra còn có lực ma sát lăn. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
4. TÁC DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC MA SÁT
Hoạt động 4:
Sản phẩm dự kiến:
- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.
- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.
5. LỰC CẢN CỦA KHÔNG KHÍ
Hoạt động 5:
Sản phẩm dự kiến:
- Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Câu 2: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
Câu 3: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có
A. trọng lực.
B. lực hấp dẫn.
C. lực búng của tay.
D. lực ma sát.
Câu 4: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Câu 5: Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
A. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
B. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
C. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
D. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - A | Câu 3 - D | Câu 4 - D | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.
Câu 2: Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo