Giáo án và PPT KHTN 6 chân trời Bài 5: Đo khối lượng
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Đo khối lượng. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo
BÀI 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV mở bài bằng câu chuyện trạng lường cân voi và đặt câu hỏi: Em hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
Học sinh hoạt động nhóm đôi thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết.
+ Tìm hiểu ý nghĩa sô gam ghi trên vỏ mì chính, muối, bột giặt
+ Hãy kể tên các dụng cụ đo khối lượng mà em biết.
+ Xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân
Sản phẩm dự kiến:
a. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilogram (kí hiệu kg)
- Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg, yến, tạ, tấn,….
b. Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
- Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hỏ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li,...
- Ưu thế của các loại cân:
+ Cân Robecvan thường được dùng trong phòng thí nghiệm
+ Cân đồng hồ thường dùng trong đời sống, tuỷ thuộc vào giới hạn đo của cân để có thể được sử dụng trong mua bán
+ Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể
+ Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng
2. THỰC HÀNH ĐO KHỐI LƯỢNG
Hoạt động 2: Thực hành đo khối lượng
GV tổ chức HS hoạt động nhóm thực hiện hoàn thành câu hỏi:
+ Nêu các thao tác để đo khối lượng của một vật.
+ Thực hiện đo khối lượng của một số vật
Sản phẩm dự kiến:
a) Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân thì cần ước lượng khối lượng của nó, từ đó lựa chọn loại cân phù hợp để phép đo được chính xác.
b) Các thao tác khi đo khối lượng
Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:
- Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
c) Đo khối lượng bằng cân
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
- Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tấn.
B. miligam.
C. kilôgam.
D. gam.
Câu 2: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Khối lượng bánh trong hộp.
B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
C. Sức nặng của hộp bánh,
D. Thể tích của hộp bánh.
Câu 3: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?
A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.
C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 4: Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là
A. 1 g.
B. 5 g.
C. 10 g.
D. 100 g.
Câu 5: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?
A. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g.
B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg.
C. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g.
D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - A | Câu 3 - B | Câu 4 - A | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm hộp quả cân.
Câu 2: Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao gạo đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo