Giáo án và PPT KHTN 6 chân trời Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo
BÀI 44: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mỗi nhóm tổ thảo luận vẽ các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên tờ A1 suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao Mặt Trăng có nhiều hình dạng khác? Ánh sáng từ Mặt Trăng chiếu xuống Trái Đất do đâu mà có?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. ÁNH SÁNG CỦA MẶT TRĂNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ánh sáng của Mặt Trăng
HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan tới ánh sáng Mặt Trăng:
+ Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
+ Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng
Sản phẩm dự kiến:
- Mặt trăng phản xạ ánh sáng mặt trời
- Mặt Trăng có cả phần tối và phần sáng, do đó Mặt Trảng không tự phát ra ánh sáng.
- Chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng vì Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Mặt Trăng lại phản xạ ánh sáng mặt trời và chiếu tới mắt chúng ta.
2. HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của mặt trăng
GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng mà em biết
+ Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy
+ Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3
+ Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng
Sản phẩm dự kiến:
- Các hình dạng thường nhìn thầy của Mặt Trăng gồm Trăng lưỡi liềm, Trắng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng tròn.
- Hình ảnh Mặt Trăng chúng ta nhìn thấy trong các đêm khác nhau không giống nhau đo vị trí của Mặt Trăng trong quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất mỗi ngày đều khác nhau.
- Phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng là Mặt Trăng hướng về Mặt Trời
- Phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể quan sát thấy là phần được Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.
- Giải thích các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng
+ Trăng bán nguyệt đấu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng: Dạng nhìn thấy đều có hình bán nguyệt do ta chỉ quan sát thấy một nửa phần diện tích Mặt Trăng được chiếu sáng. Tuy nhiên, hình ảnh chỉ tiết hơn thấy được là khác nhau vì hai trường hợp này ta quan sát thấy hai khu vực khác nhau của bể mặt Mặt Trăng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 2: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.
Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
A. tốc độ lớn hơn
B. tốc độ nhỏ hơn
C. cùng tốc độ
D. tốc độ không thay đổi
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 5: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
A. khoảng hai tuần
B. khoảng ba tuần
C. khoảng 1 tuần
D. khoảng 1 tháng
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở hình bên dưới theo thứ tự trong tháng âm lịch, bắt đầu từ pha không trăng.
Câu 2: Trong hình bên, hãy vẽ hình để chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng có thể nhìn thấy từ Trái Đất. Khi đó ta thấy hình dạng Mặt Trăng là gì?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo