Giáo án và PPT KHTN 6 chân trời Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo
BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi: Dùng dụng cụ nào để xác định chính xác mẹ có bị sốt không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ vầ nhiệt kế
Học sinh làm việc nhóm đôi tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 7 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Ví dụ chứng tỏ giác quan của ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
+ Nhiệt độ là gì?
+ Nêu cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế nhiệt kế chất lỏng.
+ Hãy kể tên một đơn vị dùng đo nhiệt độ.
+ Kể tên một số loại nhiệt kế mà em biết.
+ Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
+ Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu ý gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng” “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Đơn vị đo nhiệt độ:
+ Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).
+ Đơn vị đo nhiệt độ thưởng dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: °C).
+ Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau
2. THANG NHIỆT ĐỘ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV: Hãy nêu nhiệt độ đông đặc nước? nhiệt độ sôi của nước?
Sản phẩm dự kiến:
- Năm 1742, nhà vật lí người Thuy Điển, Celsius (1701 - 1744) đã để nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 10C (C là chữ cái đầu tên gợi nhà vật lí Celsius). Những nhiệt độ thấp hơn 0 °C gọi là nhiệt độ âm.
3. THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
Hoạt động 3: Thực hành đo nhiệt độ
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, HS trả lời câu hỏi:
+ Rút ra kết luận các bước đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế.
+ Thực hiện thí nghiệm đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế
Sản phẩm dự kiến:
a) Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chon nhiệt kế
Để xác định chính xác và đảm bảo an toàn trong khi đo nhiệt độ các vật, chúng ta cần ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo. Từ đó lựa chọn được nhiệt kế phù hợp.
b) Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế
Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.
- Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Thực hiện phép đo.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Câu 2: Nhiệt kế thuỷ ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
A. Nhiệt độ của nước đá.
B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ khí quyển.
D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
Câu 3: Cho các bước như sau:
(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.
(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.
(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.
(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.
(5) Đọc và ghi kết quả đo.
Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:
A. (2), (4), (3), (1), (5).
B. (1), (4), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3), (4), (5).
D. (3), (2), (4), (1), (5).
Câu 4: Dung nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm sau và Dung đã nói sai ở điểm nào?
A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.
B. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ.
C. Hiệu chỉnh về vạch số 0.
D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ.
Câu 5: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - D | Câu 3 - A | Câu 4 - C | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng”. Nói như thế có đúng không?
Câu 2: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:
- Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C.
- Nghệ An: Nhiệt độ từ 20°C đến 29°C.
Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 6 chân trời sáng tạo