Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 32. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 23,6 nghìn km².
- Vùng gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Đông Nam Bộ có vùng biển rộng thuộc Biển Đông với nhiều đảo, quần đảo.
- Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia; giáp Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các tỉnh trong vùng đều thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ,... của các tỉnh ở phía nam và cả nước.
2. Dân số
- Năm 2021, Đông Nam Bộ có hơn 18,3 triệu người, mật độ dân số cao.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng là 0,98%.
- Vùng thu hút nhiều lao động nhập cư từ các vùng khác trong cả nước.
- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 54,1% tổng số dân.
- Tỉ lệ dân thành thị đạt 66,4%.
- Vùng là nơi cư trú của nhiều dân tộc.
II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thế mạnh
- Địa hình và đất:
+ Địa hình Đông Nam Bộ là sự chuyển tiếp giữa các cao nguyên ở Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long nên nhìn chung tương đối bằng phẳng.
+ Vùng có đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích đất của vùng.
+ Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ chiếm tỉ lệ khá lớn.
+ Ngoài ra, vùng còn có đất phù sa ven các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,...
- Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên.
- Nguồn nước:
+ Đông Nam Bộ có các sông lớn và một số hồ lớn.
+ Sông, hồ trong vùng thuận lợi để phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản,...
+ Vùng có nguồn nước khoáng, nước nóng góp phần phát triển du lịch.
- Rừng: Trong vùng có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
- Khoáng sản:
+ Đông Nam Bộ có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Trong vùng còn có một số loại khoáng sản như sét, cao lanh, đá axit.
- Biển, đảo: Có nguồn sinh vật phong phú, ngư trường rộng, nhiều bãi biển đẹp, một số đoạn bờ biển nước sâu
* Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng gây thiếu nước cho sản xuất.
- Vùng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của thuỷ triều và xâm nhập mặn, kết hợp tác động của biến đổi khí hậu gây nhiều trở ngại đến sản xuất và đời sống.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Thế mạnh
- Dân cư và nguồn lao động: Có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao hơn so với các vùng khác, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đa dạng về văn hoá.
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng trong vùng khá hoàn thiện với sự phát triển đồng bộ của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện,...
- Vốn: Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển các ngành kinh tế trong vùng.
- Khoa học – công nghệ:
+ Đông Nam Bộ là trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của nước ta.
+ Vùng có tiềm lực lớn trong nghiên cứu khoa học, dẫn đầu về triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng và cả nước.
- Chính sách phát triển: Nhiều chính sách được ban hành tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng.
* Hạn chế
- Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao gây sức ép lên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật khá hoàn thiện nhưng nhiều nơi đang bị xuống cấp.
- Thị trường nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các ngành kinh tế trong vùng.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
- Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển. Năm 2021, công nghiệp chiếm gần 38% GRDP của vùng.
- Đông Nam Bộ có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
- Đông Nam Bộ là vùng có sự đa dạng về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Theo định hướng phát triển, vùng Đông Nam Bộ sẽ phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao; xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung quy mô lớn; hình thành vùng động lực công nghệ thông tin; thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm của internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo; phát triển mạnh công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí.
2. Dịch vụ
- Đông Nam Bộ có lợi thế phát triển ngành dịch vụ.
- Trong cơ cấu GRDP của vùng năm 2021, dịch vụ chiếm hơn 42%.
- Đông Nam Bộ có hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, khá toàn diện.
- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng vào tất cả các ngành dịch vụ trong vùng.
3. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng không lớn nhưng là ngành có vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của vùng. Năm 2021, trong cơ cấu GRDP của vùng, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 4,7%. Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng vào sản xuất và chế biến sản phẩm.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ