Nội dung chính Địa lí 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng sách Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 2. KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG

  1. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ VÀ CHÚ GIẢI
  2. Kí hiệu

- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Kí hiệu bản đó giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đó. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chủ giải của bản đồ.

- Các kí hiệu tương ứng với nội dung hình:

1-c, 2-b, 3-a, 4-d. 

  1. Chú giải

- Các yếu tố bảng chú giải, kí hiệu:

+ Hình 2.2: 

  • Bảng chú giải thể hiện: phân tầng địa hình, độ cao, độ sâu, được bố trí ở phía dưới bản đồ.
  • Kí hiệu: Gồm 6 kí hiệu.

+ Hình 2.3:

  • Bảng chú giải thể hiện tên tỉnh, tên quận huyện, thị, xã,... là những đối tượng hành chính, sân bay quốc tế,...là những đối tượng giao thông. Bảng chú giải được bố trí ở phía dưới bản đồ.
  • Kí hiệu: 3 kí hiệu.

- Kí hiệu thể hiện mỏ sắt Δ, mỏ than , ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận 

  1. CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

- Kí hiệu bản đố có nhiều loại khác nhau:

+ Kí hiệu tượng hình.

+ Kí hiệu hình học.

+ Màu sắc.

- Hệ thống kí hiệu bản đồ thường chia làm 3 loại:

+ Kí hiệu điểm: dùng để biểu hiện những sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm riêng biệt.

+ Kí hiệu đường: thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiếu dài.

+ Kí hiệu diện tích: thường được dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo diện tích.

- Nhóm 1: Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu điểm như thủ đô, thành phố, mỏ quặng, điểm du lịch, di tích,...

- Nhóm 2: Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường như tuyến đường biển, dòng biển, hướng gió, dòng sông....

- Nhóm 3: Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích như vùng trồng lúa, khu vực phân bố các loại đất, rừng....

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay