Nội dung chính Địa lí 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản sách Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 10. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

  1. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH
 

QT nội sinh

QT ngoại sinh

Nguồn gốc

Xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái đất

Xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái đất

Tác động đến địa hình

Xu hướng làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt Trái đất

Xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề, bồi lấp, làm đầy chỗ lõm

+ Bề mặt địa hình thay đổi theo xu hướng gồ ghề (hình a,c), thay đổi theo xu hướng bào mòn (hình b).

+ Hình a, c là kết quả của quá trình nội sinh, hình b là kết quả của quá trình ngoại sinh. 

  1. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH

- Một số dạng địa hình phổ biến: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng. 

- Một số đặc điểm của dạng địa hình núi: cao trên 500m so với mực nước biển; nhô cao rõ rệt so với mặt đất gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi. 

- Sự khác nhau giữa núi, đồi:

Núi

Đồi

- Độ cao: cao trên 500m so với mực nước biển.

- Nhô cao rõ rệt so với mặt đất gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi. 

- Ví dụ: Hi-ma-lay-a, An-đét, An-pơ, Át-lát,...

- Độ cao: không quá 200m so với xung quanh.

- Nhô cao so với xunh quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.

- Ví dụ: Vùng đồi trung du ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,...

- Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:

Cao nguyên

Đồng bằng

- Độ cao: cao trên 500m so với mực nước biển.

- Là vùng đất tương đối rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, sườn dốc, chia tách với các vùng xung quanh.

- Ví dụ: Mông Cổ, Tây Tạng,...

- Độ cao: Dưới 200m so với mực nước biển.

- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ dốc nhỏ. 

- Ví dụ: Ấn Hằng, Hoa Bắc, Bắc Âu,...

  1. KHOÁNG SẢN

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản thường được chia thành ba loại: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ,...), khoáng sản kim loại (vàng, sắt,...) và khoáng sản phi kim loại (đá vôi, thạch anh,...).

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác.

- Các mỏ khoáng sản hình thành trong một thời gian rất dài, khi khai thác sẽ cạn kiệt không thể phục hồi lại được. Vì vậy, con người cần có kế hoạch điều tra, thăm dò, khai thác khai thác, chế biến, tiết kiệm và sử dụng khoáng sản một cách hợp lí. 

- Nhóm 1: Các đối tượng là khoáng sản: than đá, cát, đá vôi. Vì đây là những khoáng chất thiên nhiên được con người sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Nhóm 2: Vật dụng hằng ngày được làm từ khoáng sản: bút bi, gương, kéo, dao, đồng hồ, tivi,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay