Nội dung chính Địa lí 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả sách Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 6. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

  1. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồi).

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’.

- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng: 24 giờ (1 ngày đêm).

  1. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
  2. Sự luân phiên ngày đêm

- Vị trí điểm A không phải luôn là ban ngày, điểm B luôn là ban đêm vì: Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. 

- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái đất: Tại một thời điểm xác định, trên Trái đất có nơi đang là ngày, có nơi lại là đêm. Nguyên nhân là do Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm. Đây là hiện tượng ngày, đêm luân phiên nhau.

  1. Giờ trên Trái đất

- Nhóm 1: 

+ Giờ địa phương (giờ Mặt trời): Các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến có cùng một giờ.

+ Giờ khu vực: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực. 

+ Bề mặt Trái đất được chia ra làm 24 khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực giờ là một múi giờ, tương ứng với 15° kinh tuyến.

- Nhóm 2: 

+ Giờ GMT: giờ được tính theo múi giờ gốc làm giờ giao dịch chung trên thế giới.

+ Múi giờ nước ta là GMT+7, sớm hơn so với giờ GMT. 

- Nhóm 3: Múi giờ của các thành phố:

+ Hà Nội: GMT +7

+ Oa-sinh-tơn: GMT -7

+ Mát-xco-va: GMT +3

+ To-ky-o: GMT GMT +9.

  1. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể tự di chuyển trên bề mặt Trái đất

- Trái Đất tự quay đã sinh ra một lực làm cho các vật đang chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng này được gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đền D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, vật chuyên động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

- Rút ra kết luận: 

+ Ở bán cầu Bắc: vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu.

+ Ở bán cầu Nam: vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động ban đầu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay