Nội dung chính địa lí 7 kết nối tri thức Bài 17: đặc điểm dân cư, xã hội trung và nam mỹ. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 17: đặc điểm dân cư, xã hội trung và nam mỹ. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn sách địa lí 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A-MA-DÔN
1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
a. Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ
- Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ:
+ Từ châu Á: Chủng tộc Môn-gô-lô-it cổ.
+ Từ châu Âu: người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
+ Từ châu Phi: Chủng tộc Nê-grô-it.
- Thành phần chủng tộc của Trung và Nam Mỹ:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it cổ: người Anh-điêng.
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: người Âu chủ yếu đến từ Tây Ban Nha, Bổ Đào Nha.
+ Chủng tộc Nê-grô-it: người gốc Phi.
+ Người lai: sự hợp huyết giữa người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.
b. Vấn đề đô thị hóa
- Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới.
- Ở một số nơi, quá trình đô thị hoá mang tính tự phát đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,...
c. Văn hóa Mỹ - Latinh
- Được thể hiện qua:
+ Các nền văn hoá cổ
+ Các lễ hội đặc sắc
+ Các điệu nhảy La-tinh, ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.
2. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A-MA-DÔN
- Đặc điểm rừng A-ma-dôn:
+ Diện tích: trên 5 triệu km), là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Sinh vật rất phong phú.
+ Rừng phát triển nhiều tầng: tầng vượt tán, tầng tán, tầng dưới tán và tầng thảm phủ.
+ Động vật gồm nhiều loài sống trên cây, trên mặt đất, dưới nước, các loài chim và rất nhiều côn trùng.
+ Diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 - 2019 liên tục giảm. Nguyên nhân chính là do con người đã khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản, làm đường giao thông và cháy rừng (tự nhiên hoặc do con người).
- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát các hoạt động khai thác rừng, trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.