Nội dung chính địa lí 7 kết nối tri thức Bài 16: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: đặc điểm tự nhiên trung và nam mỹ sách địa lí 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ

 

1. SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN THEO CHIỀU BẮC - NAM

- Được thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan:

          + Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên điện rộng.

          + Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, hệ thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

          + Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. Cảnh quan thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

          + Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ấm. Cảnh quan điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng (nơi mưa nhiều); bán hoang mạc và hoang mạc (nơi mưa ít).

          + Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

2. SỰ PHÂN HÓA THEO CHIỀU ĐÔNG - TÂY

- Trung Mỹ:

          + Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng rậm nhiệt đới phát triển

          + Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa

- Nam Mỹ:

          + Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đổi núi thấp.

· Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp

· Sơn nguyên Bra-xin khí hậu khô hạn hơn, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu

          + Giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng, bao gồm đồng bằng: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.

· Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo, cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên rừng rậm bao phủ, hệ thực - động vật vô cùng phong phú.

· Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên chủ yếu là xa van, cây bụi.

          + Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3 000 - 5 000m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây

3. SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN THEO CHIỀU CAO

- Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi theo chiều cao khá rõ nét:

          + Ở dưới thấp: vùng Bắc và Trung An-đét thuộc các đới khí hậu nóng và âm ướt, có rừng mưa nhiệt đới; vùng Nam An-đét thuộc khí hậu ôn hoà, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.

          + Càng lên cao, thiên nhiên càng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

STT

Đai thực vật

Độ cao (m)

1

Rừng nhiệt đới

0 - 1000

2

Rừng lá rộng

1000 -13000

3

Rừng lá kim

1300 -3000

4

Đồng cỏ

3000 - 4000

5

Đồng cỏ núi cao

4000 - 5300

6

Băng tuyết

Trên 5300

 

=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay