Đề thi cuối kì 2 địa lí 7 kết nối tri thức (Đề số 12)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 7 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 12. Cấu trúc đề thi số 12 học kì 2 môn Địa lí 7 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nguồn nước sông ở Bắc Mỹ chủ yếu ở đâu ?
A. Nước ao, hồ.
B. Mưa, tuyết và băng tan.
C. Băng tan.
D. Nguồn nước ngầm, mưa.
Câu 2 (0,25 điểm). Các đô thị lớn của Bắc Mỹ thường tập trung ở đâu?
A. Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.
B. Ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương.
C. Phía Bắc Bắc Mỹ và Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ.
D. Ven Thái Bình Dương và phía Bắc Bắc Mỹ.
Câu 3 (0,25 điểm). Sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ rệt nhất ở đâu?
A. Các sơn nguyên phía Đông.
B. Đồng bằng ở giữa.
C. Dãy núi An-đét.
D. Phía Nam Nam Mĩ.
Câu 4 (0,25 điểm). Những ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều ở Trung và Nam Mỹ?
A. Tiếng Anh và Pháp.
B. Tiếng Anh và Tây Ban Nha.
C. Tiếng Nga và Anh.
D. Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 5 (0,25 điểm). Đặc điểm nào không đúng về dân cư Ô-xtrây-li-a?
A. Thưa dân.
B. Phân bố không đều.
C. Đa số người dân sinh sống ở thành thị.
D. Dân số tăng nhanh do mức sinh cao.
Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?
A. Châu Nam Cực được coi là một cao nguyên băng khổng lồ.
B. Là châu lục lạnh và khô hạn nhất thế giới.
C. Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.
D. Là nơi có giới sinh vật phong phú bậc nhất thế giới.
Câu 7 (0,25 điểm). Phía đông dãy Trường Sơn lại mưa nhiều hơn phía tây dãy Trường Sơn do đâu?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Mậu dịch.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tây ôn đới.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Đông cực.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tín phong.
Câu 8 (0,25 điểm). Nam Đại Dương được công nhận là đại dương thứ năm trên thế giới khi nào?
A. Tháng 6 năm 2018.
B. Tháng 6 năm 2019.
C. Tháng 6 năm 2020.
D. Tháng 6 năm 2021.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mĩ.
Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao của dãy núi An-đét.
Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao phần lớn cư dân Trung và Nam Mĩ là người lai và có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 7
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0,25 |
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,25 |
Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,25 |
Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A – ma – dôn | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,25 |
Bài 18: Châu Đại Dương | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0,5 |
Bài 19: Châu Nam Cực | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0,5 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 2 | 0 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 7
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
CHƯƠNG 4. CHÂU MỸ | ||||||
BÀI 14 | 1 | 0 | ||||
Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ | Nhận biết | Nhận biết được nguồn nước sông ở Bắc Mĩ. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 15 | 1 | 1 | ||||
Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ | Nhận biết | - Nhận biết được nơi tập trung của các đô thị lớn của Bắc Mĩ. - Nêu được đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mĩ. | 1 | 1 | C2 | C1 (TL) |
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 16 | 1 | 1 | ||||
Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | Nhận biết | Biết được nơi có sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ rệt nhất. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao của dãy núi An-đét. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 17 | 1 | 1 | ||||
Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A – ma – dôn | Nhận biết | Biết được ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Trung và Nam Mĩ. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | Giải thích được lí do phần lớn cư dân Trung và Nam Mĩ là người lai và có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo. | 1 | C3 (TL) | |||
Vận dụng cao | ||||||
CHƯƠNG 5. CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC | ||||||
BÀI 18 | 2 | 0 | ||||
Châu Đại Dương | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | Biết được đặc điểm không đúng về dân cư Ô-xtrây-li-a. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Biết được lí do phía đông dãy Trường Sơn lại mưa nhiều hơn phía tây dãy Trường Sơn. | 1 | C7 | |||
BÀI 19 | 2 | 0 | ||||
Châu Nam Cực | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | Biết được nhận định không phải đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. | 1 | C6 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Biết được năm Nam Đại Dương được công nhận là đại dương thứ năm trên thế giới. | 1 | C8 |