Nội dung chính địa lí 7 kết nối tri thức Chủ đề chung 1: các cuộc đại phát kiến địa lí
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề chung 1: các cuộc đại phát kiến địa lí sách địa lí 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 20: CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
1. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển của nền sản xuất ở các nước Tây Âu nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc và mở rộng thị trường ngày một tăng.
+ Các con đường buôn bán truyền thống từ châu Âu sang phương Đông qua Địa Trung Hải bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm, hàng hoá của thương nhân bị cướp đoạt một cách vô lí.
=> Nhu cầu tìm kiếm một con đường khác để sang phương Đông được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Điều kiện:
+ Quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất và hiểu biết về các đại dương, ngườichâu Âu đã vẽ được bản đồ, hải đồ có ghi các vùng đất, hòn đảo, bến cảng,...
+ Các nhà hàng hải cũng bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió,...
+ Cuối thế kỉ XV, la bàn nam châm được sử dụng một cách phổ biến.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới
+ Sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu
2. MỘT SỐ CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
- Cô-lôm-bô và cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502):
+ Tháng 8 - 1492, Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha rời cảng đi về hướng tây.
+ Hơn hai tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thuỷ thủ đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay.
+ Ông còn tiến hành thêm ba cuộc thám hiểm đến châu Mỹ vào các năm 1493, 1498 và 1502.
=> Ý nghĩa: Hành trình của Cô-lôm-bô đã giúp ông và đoàn thuỷ thủ phát hiện ra một vùng đất mới rộng lớn - châu Mỹ. Ông được coi là người phát hiện ra châu lục này.
- Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất của Ph. Ma-gien-lăng (1519 - 1522):
+ Tháng 9 - 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng ra khơi từ Tây Ban Nha.
+ Sau khi khám phá ra eo biển nằm ở cực nam châu Mỹ, đoàn thám hiểm tiến vào một đại dương rộng lớn mà Ma-gien-lăng gọi là Thái Bình Dương.
+ Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn đã đến được Phi-lip-pin. Tại đây, Ma-gien-lăng thiệt mạng trong cuộc đụng độ với thổ dân.
+ Các thuỷ thủ trong đoàn tiếp tục hành trình qua Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (Nam Phi) rồi trở về bờ biển Tây Ban Nha (9 - 1522), mang theo về rất nhiều hương liệu và gia vị,...
=> Ý nghĩa: Hành trình của Ma-gien-lăng và các thuỷ thủ đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có dạng hình cầu.
3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
- Về kinh tế:
+ Góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới
+ Thúc đấy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp.
- Văn hóa – xã hội:
+ Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,...
+ Tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
+ Người lao động ngày càng bị bần cùng hóa.
+ Nạn buôn bán nô lệ ngày càng gia tăng.
+ Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.