Nội dung chính HĐTN 9 cánh diều Chủ đề 3: Vượt qua áp lực
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 3: Vượt qua áp lực sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
CHỦ ĐỀ 3: VƯỢT QUA ÁP LỰC
Ứng phó với căng thẳng
1. Nhận diện những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
- Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng: mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, bất an, la hét, làm tổn thương tinh thần, suy giảm trí nhớ…
- Trao đổi về những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống:
+ Trong học tập: phương pháp học tập không hiệu quả, kết quả học tập không như kì vọng,...
+ Trong mối quan hệ với các bạn, thầy cô: mâu thuẫn với các bạn; bị các bạn, thầy cô hiểu lầm;...
+ Trong mối quan hệ với người thân: thiếu sự sẻ chia, bị áp đặt,...
+ Trong định hướng phát triển bản thân: khó xác định mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, mất phương hướng trong con đường học tập tiếp theo;...
2. Cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
- Chia sẻ về căng thẳng của em trong học tập, trước áp lực của cuộc sống và cách en đã làm để ứng phó với căng thẳng đó.
- Trao đổi về cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập, trước áp lự của cuộc sống.
+ Thay đổi nhận thức: Suy nghĩ tích cực; xác định vấn đề gây căng thẳng, nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
+ Tạo cảm xúc tích cực: Nhận biết, bộc lộ cảm xúc của bản thân; tìm kiếm cách thức giải toả cảm xúc căng thẳng (chia sẻ với người khác, sử dụng “thời gian tạm lắng”); thay đổi không gian hoạt động để hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
+ Tìm hiểu sự hỗ trợ: Tìm kiếm đối tượng hỗ trợ giải quyết vấn đề, xin lời khuyên,…
3. Rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
- Thường xuyên rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.
+ Suy nghĩ tích cực, tập trung vào điểm tích cực của vấn đề và hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai;
+ Lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình hằng ngày để hạn chế phải đối mặt với tình trạng quá tải;
+ Dành thời gian để luyện tập, vận động, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh; + Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè..
Tạo động lực cho bản thân
1. Khám phá động lực của bản thân
- Động lực bên trong:
+ Hoạt động giúp em thực hiện được các mục tiêu trong học tập và cuộc sống.
+ Hoạt động phù hợp với khả năng và điểm mạnh của bản thân.
+ Sự thú vị của hoạt động.
+ Những thành quả em sẽ đạt được sau hoạt động.
- Động lực bên ngoài:
+ Hoạt động được thực hiện cùng nhóm bạn thân thiết Hoạt động thực hiện do yêu cầu của nội quy, quy định.
+ Lời khen ngợi, động viên, phần thưởng nhận được khi tham gia hoạt động.
2. Cách tạo động lực cho bản thân khi thực hiện hoạt động
- Trao đổi về cách tự tạo động lực thúc đẩy bản thân tham gia thực hiện hoạt động.
+ Xác định ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân và người khác;
+ Xác định mục tiêu vừa sức đối với bản thân khi thực hiện hoạt động;
+ Tin tưởng vào khả năng đạt được mục tiêu của bản thân;
+ Tập trung vào những điểm lí thú, hấp dẫn khi thực hiện hoạt động;
+ Dự kiến các kết quả có thể đạt được theo từng mục tiêu cụ thể,
+ Khích lệ bản thân khi đạt được các kết quả trong quá trình hoạt động.
- Trao đổi về những trở ngại có thể gặp phải và cách khắc phục trở ngại để tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động.
=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 3: Tạo động lực cho bản thân