Nội dung chính Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 26: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

I. TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

  1. Nước

- Nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra => Nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp tế bào

- Hàm lượng nước trong hạt ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của hạt:

+ Hàm lượng nước tăng => cường độ hô hấp tăng

+ Hàm lượng nước giảm => cường độ hô hấp giảm

- Giải thích: vì nước trong hạt là dung môi cho các phản ứng xảy ra, hoạt hóa các enzyme thực hiện hô hấp

  1. Nồng độ oxygen 

- Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào => ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp.

- Ở thực vật, nồng độ oxygen < 5% => cường độ hô hấp giảm

- Trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt và tháo nước để tránh ngập úng giúp đất trồng được thoáng khí, cung cấp O2, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hô hấp.

  1. Nồng độ khí carbon dioxide 

- Nồng độ khí CO2 từ 3% - 5% => gây ức chế hô hấp

- Ở người và động vật, nồng độ khí CO2 trong máu cao => CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu => cơ thể thiếu O2 => nguy hiểm đến tính mạng

- Không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng kín vì ban đêm hoa hoặc cây xanh hô hấp mạnh sẽ lấy O2 trong không khí và thải rất nhiều CO2. Nếu đóng kín cửa phòng thì không khí trong phòng sẽ thiếu O2 và rất nhiều CO2 nên người trong phòng thiếu dưỡng khí, dễ bị ngạt, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

  1. Nhiệt độ

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Ở người, khi nhiệt độ cơ thể >40oC => hô hấp tế bào gặp khó khăn

- Hầu như tất cả các loại nông sản đều chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố trên

II. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO VÀO THỰC TIỄN

  1. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản

- Hô hấp diễn ra càng mạnh => lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản tiêu hao càng nhiều => khối lượng và chất lượng giảm.

- Ngừng hô hấp => tế bào chết => nông sản hỏng.

- Để bảo quản nông sản tốt, cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường.

  1. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch

Bảo quản khô 

- Thường sử dụng để bảo quản các loại hạt.

- Các hạt phơi hoặc sấy khô đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 13% đến 16% tùy loại hạt.

Bảo quản lạnh

- Bảo quản nông sản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc kho lạnh

- Thường sử dụng để bảo quản các loại rau, quả.

- Mỗi loại rau, quả có nhiệt độ bảo quản thích hợp

Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao:

- Biện pháp hiện đại và cho hiệu quả cao.

- Thường sử dụng trong các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao

- Thường sử dụng để bảo quản hoa quả, rau, thịt và các sản phẩm thịt, hải sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay