Nội dung chính Lịch sử 12 kết nối Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

BÀI 16: HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1.Hành trình tìm đường cứu nước

- Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, đi qua các châu lục, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc có nhận thức rất quan trọng rằng: dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản; chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc lưa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin và bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920) có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam: đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành cộng sản; bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; mở ra cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới: giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.

2. Sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

a. Chuẩn bị chinh tri, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 

- Về chính trị, tư tưởng:

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực tố cáo bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa

thực dân với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân đấu tranh.

+ Từ giữa năm 1921, tại Pháp, cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa

khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Le Pa-ri-a (Người cùng khổ). Người viết nhiều bài trên các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế, ...

+ Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc: Giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản; Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc; Khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.

- Về tổ chức: Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm đào tạo những người yêu nước thành cán bộ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân. Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách. Hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.

b. Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nguyễn Ái Quốc và đại biểu của hai tổ chức Cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

+ Hội nghị bắt đầu ngày 6 - 1 - 1930. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết định lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

+ Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước đã khẳng định bước phát triển về chất của phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23 - 12 - 1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Công (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tiến hành Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam.

+ Hội nghị diễn ra ở Cửu Long (Hồng Kông - Trung Quốc).

+ Hội nghị thảo luận năm vấn đề lớn: Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành

thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương; Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước; Cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

c. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa

Mác - Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng Tháng 8/1945

Triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương(5 - 1941)

- Triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941):

+ Ngày 28 - 1 - 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt

Nam. Từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị xác định cách mạng Việt Nam hiện tại là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) và giúp đỡ nhân dân Lào, Cam- pu-chia thành lập mặt trận riêng. Hội nghị nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân và xác định tiến trình cách mạng Việt Nam là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

- Hồ Chí Minh cùng Trung ương Dảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi.

4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969

a) Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ đã đề ra và trực tiếp thực hiện nhiều chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

+ Mặc dù Hiệp định Sơ bộ được kí kết nhưng thực dân Pháp bội ước, vẫn ra sức phá hoại hiệp định. Để cứu vãn tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động gặp đại diện Chính phủ Pháp và kí bản Tạm ước (14 - 9 - 1946) nhằm tiếp tục kéo dài thời gian hoà bình, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

+ Đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ, đồng thời chỉ đạo công cuộc chuẩn bị lực lượng kháng chiến.

+ Khi mọi nhân nhượng của Việt Nam đã đến giới hạn cuối cùng, tối ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

+ Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

+ Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) - Đại hội kháng chiến thắng lợi.

+ Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Mở rộng các hoạt động ngoại giao (với nhân dân Pháp tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước Đông Dương).

b) Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969

+ Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và

chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động

Việt Nam (9 - 1960). Người nêu rõ: Đại hội này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

+ Chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược:

· Giữa lúc cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ

trì Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, xác định phương hướng cơ bản cho cách mạng miền Nam.

· Trong những năm 1965 - 1968, đế quốc Mỹ đem quân viễn chinh và quân đồng

minh trực tiếp tham chiến ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng phân tích tình hình, dự báo và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Mỹ xâm lược.

+ Là biểu tượng đoàn kết và có vai trò to lớn trong đấu tranh ngoại giao: Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực dùng giải pháp ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn, đóng góp vào việc khôi phục và tăng cường sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam.

+ Những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã đưa tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam nói riêng, của các dân tộc thuộc địa trong thế kỉ XX nói chung.

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay