Nội dung chính Lịch sử 12 kết nối Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

BÀI 15: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh đất nước:

+ Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, ...

+ Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của dân tộc và cũng là khát vọng của cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Hoàn cảnh quê hương:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - vùng đất “sơn thuỷ hữu tình", có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nơi khởi nguồn của nhiều phong trào yêu nước.

+ Vùng đất này đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá và nhà

khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử.

+ Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thực tiễn dựng nước, giữ nước đã hun đúc nên

những phẩm chất của người xứ Nghệ như: cần cù trong lao động, ý chí trong học tập và đoàn kết trong đấu tranh.

+ Thời cận đại, Nghệ An có trung tâm công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ lớn nhất khu

vực Bắc miền Trung. Vì vậy, nhân dân có nhiều cơ hội được tiếp xúc văn minh phương Tây và đón nhận tư tưởng mới.

- Hoàn cảnh gia đình:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình yêu nước, cha là Phó bảng

Nguyễn Sinh Sắc - một nhà nho mẫu mực, mẹ là bà Hoàng Thị Loan - một người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ và rất am hiểu các loại hình văn hoá dân gian.

+ Sự nề nếp, truyền thống hiếu học, giàu tình yêu thương của gia đình đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm hình thành nhân cách tốt đẹp và có sự đồng cảm với nhân dân lao động.

2. Tìm hiểu về tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

- Tiểu sử, thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890 - 1911):

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuở nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19 - 5 - 1890, quê cha ở Làng Sen, quê mẹ ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An).

+ Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo cha mẹ vào sinh sống ở Huế. Sau khi mẹ qua

đời (1901), Nguyễn Sinh Cung theo cha về quê, lấy tên mới là Nguyễn Tất Thành, được theo học những thầy giáo giỏi ở địa phương.

+ Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, học tại Trường Tiểu học Pháp -

Việt Đông Ba và Trường Quốc học Huế. Năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha đến Bình

Định và tiếp tục hoàn thành bậc Tiểu học tại Trường Pháp - Việt Quy Nhơn.

+ Sớm có tinh thần yêu nước, năm 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào

chống thuế ở Huế. Cuối tháng 8 - 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết (Bình Thuận), dạy học tại Trường Dục Thanh. Tại đây, Nguyễn Tất Thành truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những trăn trở về vận mệnh của đất nước.

- Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài (1911 - 1941):

+ Từ năm 1911 đến năm 1920: Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó kí tên là Nguyễn Ái Quốc. Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lê-nin. Tháng 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

+ Từ năm 1921 đến năm 1930:

Từ năm 1921 đến tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp, tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, … Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, ... Từ tháng 11 - 1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925), ... Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm, ... Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

+ Từ năm 1930 đến năm 1941: Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô.

Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây. Ngày 28 - 1 - 1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941 - 1969):

+ Từ năm 1941 đến năm 1945: Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Tháng 8 - 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế. Tháng 9 - 1944, Hồ Chí Minh trở về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Tháng 8 - 1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, và được cử làm Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Từ năm 1945 đến năm 1969:

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954). Tháng 1 - 1946, Hồ Chí Minh được Quốc hội khoá I bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951), Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tháng 10 - 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9 - 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 2 - 9 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay