Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên bản đồ.
Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.
Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt minh (19/5/1941) và vai trò của Hồ Chí Minh.
Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1954 – 1969).
Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên bản đồ; Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước; Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt minh (19/5/1941) và vai trò của Hồ Chí Minh; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1954 – 1969).
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trong thời đại ngày nay; nêu ý kiến của bản thân về nhận định “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân dân ra và non sông đất nước ta”.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Trân trọng công lao, đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh – chân dung một con người, Nguyễn Ái Quốc – ẩn số từ nước Pháp, Ngọn đuốc thế kỉ, Hồ Chí Minh – bài ca tự do,…
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc để lật mở mảnh ghép.
c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc. |
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ:
A. Ngày 5/6/1911. | B. Tháng 7/1920. |
C. Tháng 6/1925. | D. Ngày 6/1/1919. |
Mảnh ghép số 2: Tờ báo/Tạp chí nào do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, được xuất bản vào năm 1922 tại Pa-ri, đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này “là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”?
A. Đời sống công nhân. | B. Người cùng khổ. |
C. Nhân đạo. | D. Tạp chí Cộng sản. |
Mảnh ghép số 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết nội dung gì về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh?
“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi… Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.
(Trích Đường Kách mệnh trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2,
NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.289)
A. Hành trình tìm đường cứu nước, đi qua nhiều châu lục, tự học tập, dần thấu hiểu bản chất của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.
B. Lãnh đao cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969.
C. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mảnh ghép số 4: 4 câu thơ dưới đây được Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh nào?
“Không có việc gì khó.
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển.
Quyết chí ắt làm nên”.
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng hoạt động cách mạng ở Pác Bó.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, khi Người sang Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng Việt Nam.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh và xác định tiến trình cách mạng Việt Nam, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận, chỉ đạo Chiến dịch Biên giới.
Mảnh ghép số 5: Hồ Chí Minh từng viết “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Con đường làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng đó là gì?
A. Quốc tế Cộng sản. | B. Hội Liên hiệp thuộc địa. |
C. Luận cương của Lê-nin. | D. Đảng cộng sản Pháp. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: A | Mảnh ghép số 2: B | |
Mảnh ghép số 3: D | Mảnh ghép số 4: D | Mảnh ghép số 5: C |
- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử và dẫn dắt HS vào bài học:
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII
của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920)
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khoá họp lần thứ 24 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 1987 đã ban hành nghị quyết với nội dung: “Năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm Ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Nghị quyết là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc cũng như nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu hành trình đi tìm đường cứu nước.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Tìm hiểu và giới thiệu được hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra được ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 1, Tư liệu 2, Hình 1 – 2 SGK tr.94 – 96, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- Giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ Hình 1 (tr.95).
- Vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản? Hãy nêu nội dung cơ bản của con đường cứu nước và ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày 5/6/1911. Trong hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. Đó là cơ sở để Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. - GV trình chiếu lược đồ Hình 1 SGK tr.95, yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ Hình 1. Hình 1. Lược đồ hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1920) - GV tiếp tục cho HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 1, 2 và trả lời câu hỏi:
+ Tư liệu 1, 2 nói về nội dung gì? + Vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản? - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao bản chất con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định hoàn toàn khác so với các con đường cứu nước trước đó? - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.95, 96, tư liệu GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trích “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin đăng trên Báo L’Humanite, số ra ngày 16 và 17/7/1920 Báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp - đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Le-nin Hình 2. Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (T12/1920) Tư liệu 1: Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phân khởi, sảng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phái khóc lên. Ngôi một mình trong buồng mà tôi nói ío lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”. (Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr562) Video: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. https://www.youtube.com/watch?v=BoA57Qy7jRc Video: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp (1920). https://www.youtube.com/watch?v=iNBrZMuh5tI Video: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế III. https://www.youtube.com/watch?v=JxnO9pkFaVI
- GV cung cấp thêm một số tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi khai thác Tư liệu 1, 2: + Tư liệu 1: Là kết luận của Hồ Chí Minh trong quá trình đi tìm đường cứu nước (khoảng những năm 20 của thế kỉ XX) đi qua các châu lục, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. + Tư liệu 2: Chủ nghĩa yêu nước là động lực đầu tiên đưa Người tin theo Lê-nin, theo Quốc tế thứ ba. Trong quá trình tìm hiểu, vừa đấu tranh cách mạng vừa nghiên cứu lí luận, Người đã kết luận: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. → Nguyễn Ái Quốc lựa chọn theo con đường cách mạng vô sản, bơi: trong quá trình đi tìm đường cứu nước, đi qua các châu lục, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc có nhận thức rất quan trọng rằng: dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản; chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Bản chất của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định (đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản) hoàn toàn khác so với các con đường cứu nước trước đó (con đường phong kiến và dân chủ tư sản): + Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng các giai cấp trong xã hội. + Không chỉ thực hiện mục tiêu trước mắt (độc lập dân tộc) mà còn có phương hướng tiến lên tiến bộ (chủ nghĩa xã hội). Phương hướng tiến lên của con đường phong kiến và dân chủ tư sản không xóa bỏ sự bóc lột. - GV mời đại diện 3 HS nêu nội dung cơ bản của con đường cứu nước và ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước theo Phiếu học tập số 1. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Hành trình tìm đường cứu nước của Người đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. + Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin và bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920) có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành cộng sản; bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; mở ra chophong trào giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. | 1. Hành trình đi tìm đường cứu nước Kết quả Phiếu học tập số 1 của HS về hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đính kèm phía dưới Hoạt động 1. | |||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nêu được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trình bày được ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 3 – 4, Hình 3, thông tin mục 2a – 2c SGK tr.96 – 98, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 2:
- Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập có ý nghĩa như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về sự sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Sau khi tìm được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (6 – 8 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Tư liệu 3, thông tin mục 2a SGK tr.96, 97 và trả lời câu hỏi: + Đoạn Tư liệu 3 có nội dung gì? + Trình bày quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV mở rộng kiến thức: Em có nhận xét gì về quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS cả lớp chia làm 2 đội. HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra về chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào bảng phụ. + Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác hơn, đó là đội chiến thắng. Câu 1: Nguyễn Ái Quốc có quan điểm nào mới về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc? Câu 2: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam? Gợi ý: Câu 1: Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng: + Giữa cách mạng giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Tuy nhiên, vào những năm 20 của thế kỉ XX, đặc biệt sau khi Lê-nin mất, một số nhà lãnh đạo Cộng sản ở chính quốc cho rằng cách mạng chính quốc thắng thì cách mạng thuộc địa mới thắng. + Trái lại, Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa đế quốc là một một con đỉa hai vòi, vòi này nó hút máu nhân dân thuộc địa, vòi kia hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động chính quốc. + Vì vậy, cần phối hợp chặt chẽ cách mạng ở chính quốc và thuộc địa để cắt cả hai vòi của con đỉa ấy. Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa tư bản như một con rắn độc, trong đó nọc độc và sức sống của nó tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn là ở chính quốc. Người cho rằng những người coi nhẹ cách mạng thuộc địa, để cao cách mạng chính quốc là những người “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”. Câu 2: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức được thành lập nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng; góp phần truyền bá lí luận giải phóng dân tộc,thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản; là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 HS về trả lời câu hỏi khai thác Tư liệu 3: Nhận định của Nguyễn Ái Quốc về vai trò của chính đảng vô sản trong việc tổ chức lãnh đạo cách mạng, khẳng định tính đúng đắn, chân chính, cách mạng nhất của chủ nghĩa Mác Lê-nin. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình chuẩn bị lâu dài trong suốt một thập kỉ, diễn ra đồng thời (không hiểu sai là Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị xong rồi mới chuẩn bị về mặt tổ chức). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kì hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Về chính trị, tư tưởng: + Tố cáo bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân đấu tranh. + Tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sáng lập tờ báo Le Pa-ri-a (Người cùng khổ; Viết nhiều bài trên các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,... + Đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc:
- Về tổ chức: + Tháng 6 – 1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). → Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân. + Tổ chức các lớp huấn luyện chính trị (Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách). → Thúc đẩy sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. → Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. | ||||||||
Tư liệu 2: Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(Đường Kách mệnh, trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Sđd, trang 282, 283)
Di tích lưu niệm Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Quảng Châu, Trung Quốc) – nơi huấn luyện những cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam Video: Ấn tượng trưng bày chuyên đề “100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ)”. https://www.youtube.com/watch?v=0REeu3Uyol8&t=62s Video: Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên 1925. https://www.youtube.com/watch?v=W781dcMvrlM&t=167s ………………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức