Nội dung chính Lịch sử 12 kết nối Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC 

1. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

1.1. Giai đoạn 1945 - 70 của thế kỷ XX

- Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở Nhật Bản, Trung Quốc

với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ cho công cuộc cứu

nước; ông đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập ở các trường tư thục khác nhau. Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế để hợp sức chống đế quốc.

+ Năm 1911, Phan Bội Châu quyết định về hoạt động ở Trung Quốc và đầu năm

1912, Phan Bội Châu tham gia thành lập một số tổ chức, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga, ... để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp Việt Nam.

+ Với chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", Phan Châu Trinh đã đi nhiều nơi với mục đích xem xét tình hình nhân dân, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Ở Nhật, ông tiếp xúc với nhiều nhà chính trị, sau đó sang Pháp, tiếp tục đấu tranh, lên tiếng tố cáo chế độ thuộc địa. Ông nhiều lần gửi kiến nghị Hội Nhân quyền và Dân quyền Pháp, gửi kiến nghị cho An-be Xa-rô lúc đó sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, .... Phan Châu Trinh tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền  và Đảng Xã hội Pháp, tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ, tổ chức nhiều buổi diễn thuyết phê phán sự bất công của chính quyền thực dân, đánh động dư luận Pháp về tình hình ở Việt Nam.

+ Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ

chức yêu nước Việt Nam tại Pháp, tham gia nhóm soạn thảo Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xai.

2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng cộng sản Đông Dương

2.1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Trong những năm 1911 - 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp:

+ Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá của Pháp và nhiều

nước châu Âu.

+ Năm 1920, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ Năm 1921, tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Trên cương vị Trưởng ban Nghiên cứu về Đông Dương thuộc Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.

- Trong những năm 1923 - 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra

chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc:

+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Tại những diễn đàn này, Nguyễn Ái Quốc trình bày quan điểm về vai trò của cách mạng thuộc địa, về lực lượng cách mạng ở thuộc địa, về quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc với thuộc địa, ... Bằng những hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới.

2.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng cộng sản Đông Dương

Trong những năm 1930 - 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hoà bình:

- Là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô; phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

- Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiều, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc.

- Nhằm mở rộng quan hệ với lực lượng chống quân phiệt Nhật Bản ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản Đông Dương liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước như: Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, ...

- Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay