Nội dung chính Lịch sử 12 kết nối Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ

- Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai

miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực này.

- Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,

tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng, Liên Xô và các nước

xã hội chủ nghĩa tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Tuy nhiên, sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột mà đỉnh cao là Chiến tranh lạnh đã tác động rất lớn đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

2. Các giai đoạn phát triển chính

Giai đoạn 1954 - 1960

- Miền Bắc:

+ Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thành tựu đạt được tạo tiền đề để miền Bắc phát triển trong giai đoạn tiếp theo cũng như thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.

- Miền Nam:

+ Đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ,

bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi.

+ Tháng 1 - 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao

động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).

+ Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Giai đoạn 1961 - 1965:

- Miền Bắc:

+ Nhân dân miền Bắc tiến hành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) với nhiệm vụ cơ bản là ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, ...

+ Thành tựu đạt được làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

- Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) do Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai.

+ Trên mặt trận chính trị, phong trào diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo.

+ Trên mặt trận chống bình định, nhân dân miền Nam đã làm phá sản “quốc sách”

lập “ấp chiến lược” của Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm.

+ Trên mặt trận quân sự, chiến thắng Ấp Bắc (1963) đã mở ra khả năng đánh bại

chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận", chứng minh khả năng quân dân Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sau chiến thắng Ấp Bắc, một phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam.

+ Trong những năm 1964 - 1965, những thắng lợi về quân sự đã làm phá sản hoàn

toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Giai đoạn 1965 - 1968:

- Miền Bắc:

+ Sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8 - 1964), Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (2 - 1965).

+ Quân dân miền Bắc kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam.

- Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

+ Trên mặt trận chính trị, với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã phá vỡ thêm nhiều “ấp chiến lược". Ở các thành thị, phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng diễn ra rất sôi nổi.

+ Với ý chí “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược", quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi ở Vạn Tường (18 - 8 - 1965), mở ra khả năng đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” về quân sự. - Quân dân miền Nam tiếp tục đập tan cuộc phản công của quân Mỹ và đồng minh trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967.

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam xuân Mậu Thân năm 1968,

trọng tâm là ở các đô thị đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.

Giai đoạn 1969 - 1973:

- Miền Bắc:

+ Tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục làm nghĩa vụ hậu

phương và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ.

+ Chủ động, kịp thời đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 29 - 12 - 1972). Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không", buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973).

- Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ.

+ Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

ra đời. Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. -

+ Trong những năm 1970 - 1972, nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được

những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về quân sự và chính trị.

+ Từ tháng 3 - 1972, quân đội Việt Nam mở cuộc Tiến công chiến lược vào Quảng

Trị rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam, chọc thủng ba phòng tuyến của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh".

Giai đoạn 1973 - 1975:

- Miền Bắc:

Sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973, Mỹ phải rút hết quân về nước. Nhân dân miền

Bắc bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.

- Miền Nam:

+ Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn “cố vấn” quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho

chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri.

+ Tháng 7 - 1973, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 nhấn mạnh: Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

+ Từ tháng 3 - 1975, quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân

1975, trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (Chiến dịch Hồ Chí Minh).

+ 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử 

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường

lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối đồng thời tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, phát triển không ngừng nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao, kết hợp một cách đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

+ Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm tạo nên sức mạnh để chiến thắng.

+ Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của

cuộc chiến đấu ở hai miền.

+ Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung của nhân dân

ba nước Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa; phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới, …

- Ý nghĩa lịch sử

+ Đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh

cách mạng; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.

+ Đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả

nước; mở ra kỉ nguyên cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Đối với quốc tế:

+ Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân thế giới.

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay