Nội dung chính Lịch sử 12 kết nối Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau chiến tranh lạnh

- Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc

gia trên thế giới đều tập trung vào ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân.

- Xu thế toàn cầu hoá: Sự kết thúc Chiến tranh lạnh và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá.

+ Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc,

tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu. Về kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình kết nối các nền kinh tế trên khắp thế giới về thương mại, đầu tư, tài chính, dịch vụ, phân công lao động, ...

+ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan, đồng thời cũng là nhu cầu nội tại trong tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá bị suy giảm do tác động của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và cuộc Chiến tranh lạnh. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Sự phụ thuộc lẫn nhau để cùng phát triển trong nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy xu thế cùng hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trên phạm vi toàn cầu.

+ Xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại trong hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.

+ Biểu hiện của xu thế này là quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo chiều

hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng bằng thương lượng hoà bình, phù hợp với lợi ích quốc gia của mỗi nước.

+ Tuy nhiên, cần lưu ý: Mặc dù hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng ở một số khu vực trên thế giới vẫn xảy ra xung đột quân sự, nội chiến, ... Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, ... Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên từ lịch sử, do vậy việc giải quyết đòi hỏi phải có quá trình và sự hợp tác của các bên liên quan.

2. Xu thế đa cực trong mối quan hệ quốc tế

- Xu thế đa cực là xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

- Biểu hiện của xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế:

+ Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối

ngoại, ... của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), ... Cụ thể: Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Nga, thế giới còn chứng kiến sự nổi lên của Ấn Độ với mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Nhật Bản và một số nước thuộc Liên minh châu Âu tiếp tục khẳng định tiềm lực kinh tế và vị thế của mình.

+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. Cụ thể: Năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2012 chỉ còn gấp khoảng 1,9 lần. Xu hướng này đang làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn và trật tự thế giới.

+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực. Cụ thể:

Sau Chiến tranh lạnh, các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò

ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới, tiêu biểu là : G20, bao gồm đại diện của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi; Hợp tác Á - Âu (ASEM), ..

Vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế (WTO, WB, IMF, ... ) ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay