Nội dung chính Lịch sử 6 kết nối Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc sách Lịch sử 6 kết nối. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 15: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI ÂU LẠC

  1. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
  2. Về bộ máy cai trị

- Chính quyền đô hộ trải qua các triều đại đều nhất quán chính sách cai trị là sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Huy động sức người, sức của để xây đắp những thành luỹ lớn ở trị sở các châu và bố trí quân đồn trú để bảo vệ

- Áp dụng pháp luật hà khác và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

  1. Về kinh tế

- Chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:

          + Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường

          + Nắm độc quyền về sắt và muối

          + Cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc

          + Độc chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày, cấy

- Độc chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày, cấy vì:

          + Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày

          + Sắt là vật liệu chính để chế tạo lao động công cụ, vũ khí

  1. Về văn hóa – xã hội

- Chính sách cai trị về văn hóa của chính quyền phương Bắc đối với nước ta:

          + Đưa người Hán sang ở cùng dân tộc Việt

          + Bắt dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán

          + Tìm mọi cách xóa bỏ những phong tục, tập quán lâu đời của người Việt

- Khái niệm “đồng hóa dân tộc Việt” nghĩa là việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình

  1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC
  2. Chuyển biến về kinh tế

- Sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:

          + Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh nghề trồng cây hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi

          + Kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi phát triển đã tạo nên những cánh đồng chuyên canh cây lúa nước rộng lớn

          + Nghề rèn sắt vẫn phát triển cùng với các nghề đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức (vàng, bạc)...

          + Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh,...

          + Quan hệ buôn bán trong và ngoài khu vực được đẩy mạnh hơn trước

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ vẫn phát triển và đạt được không ít thành tựu nổi bật.

  1. Chuyển biến về xã hội

- Chuyển biến về xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:

          + Một số quan lại địa chủ người Hán bị Việt hoá

          + Một bộ phận nông dân biến thành nô tì do mất đất.

          + Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay