Nội dung chính Lịch sử 6 kết nối Bài 4: Nguồn gốc loài người
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Nguồn gốc loài người sách Lịch sử 6 kết nối. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
- QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
- Có ba dạng người chính trong quá trình tiến hoá:
+ Vượn người tương ứng với niên đại 6 triệu năm đến 4 triệu năm cách ngày nay.
+ Người tối cổ tương ứng với niên đại 4 triệu năm đến 15 vạn năm cách ngày nay (thời kì Bầy người nguyên thuỷ).
+ Người tinh khôn tương ứng với niên đại 15 vạn năm đến 4 000 năm cách ngày nay (thời kì Công xã thị tộc.
- NHỮNG DẤU TÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN NGƯỜI THÀNH NGƯỜI Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM
- Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt, hoá thạch phát hiện trên đảo Gia-va - In-đô-nê-xi-a có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Di côt, mảnh di cốt và những công cụ đá của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a. Chiếc sọ Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.
- Ở Việt Nam di chỉ đồ đá được tìm thấy ở Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Sơn Vi (Phú Thọ), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), di cốt hóa thạch được tìm thấy ở Lạng Sơn.
- Những di cốt đó chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.