Nội dung chính Lịch sử 6 kết nối Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Ấn Độ cổ đại sách Lịch sử 6 kết nối. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Vị trí địa lí: là bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía bắc được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a - một vòng cung khống lồ.
- Địa hình:
+ Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bồi tụ.
+ Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô cằn.
+ Vùng cực Nam và đọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp
- Khí hậu: Lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, ít mưa. Ở lưu vực sông Hằng có gió mùa nên lượng mưa nhiều.
- Hiện nay, lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm những quốc gia: Ấn Độ, Băng-la-đét, Nê-pan, Bu-tan, Pa-ki-xtan, Áp-ga-nít-xtan
- CHẾ ĐỘ XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
- Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na.
- Sự phân chia xã hội theo đẳng cấp Vác-na:
+ Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định giữ cho xã hội Ấn Độ cổ đại phát triển ổn định.
+ Muốn hợp thức việc bất bình đẳng nhân danh thần linh (đạo Bà-la-môn đầu TNK I TCN. Việc phân chia xã hội đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay.
- NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
- Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:
+ Chữ viết
+ Văn học
+ Lịch
+ Toán học
+ Tôn giáo
+ Kiến trúc