Nội dung chính Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077) sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075-1077)
- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG GIAI ĐỌA THỨ NHẤT (NĂM 1075)
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lại âm mưu đưa quân xâm lược Đại Việt. Vua nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm Tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Sau khi ổn định được phía nam, t10 - 1975, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ bộ, chia làm hai đạo tiến vào đất Tống.
- Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu - căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu huỷ hết kho lương dự trữ của địch.
- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất:
+ Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhàTống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta.
+ Ta treo bảng nói rõ cho nhân dân hai nước biết được mục đích cuộc tấn công. Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.
- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG GIAI ĐOẠN THỨ HAI (NĂM 1077)
- a) Chuẩn bị kháng chiến
Dự đoán các hướng tiến công của quân Tống, Lý Thường Kiệt hạ lệnh tích cực chuẩn bị kháng chiến:
- Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch khi chúng vừa tiến sang.
- Bố trí lực lượng thuỷ binh ở vùng Đông Bắc để chặn thuỷ binh địch, phá vỡ kế hoạch phối hợp thuỷ - bộ của giặc.
- Xây dựng phòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt và bố trí bộ binh đóng giữ.
- Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở sông Như Nguyệt vì:
+ Đây là một đoạn của sông Cầu (từ ngã ba sông Cà Lổ và sông Cầu trở xuống đến Phả Lại - lúc đó là Vạn Xuân).
+ Dòng sông chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến về Thăng Long.
+ Lý Thường Kiệt cho xây phòng tuyến sông Như Nguyệt: đắp đê cao như bức tường thành ở mặt nam sông Cầu, bên trên đóng tre làm giậu dày mấy tầng, kiên cố dài gần 10 km từ chân núi Tam Đảo, bao bọc, che đỡ cho cả hai vùng đồng bằng rộng lớn. Thành hào kiên cố giúp dễ dàng phòng thủ hơn một đồn thành độc lập giữa kinh thành.
- b) Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do Quách Quy chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc nước ta, bị chặn đứng trước phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân thuỷ tiến vào vùng ven biển Đông Bắc, nhưng bị chặn đánh. Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm cách vượt sông Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ bắc.
- Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn. Quân ta vượt sông, đánh thẳng vào doanh trại quân Tống. Quân giặc thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
+ Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hoà”, cho quân Tống một lối thoát. Quân Tống vội vã rút về nước.
- Cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt là trận chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh chống Tống thắng lợi. Nhà Tống buộc phải từ bỏ hoàn toàn giấc mộng thôn tính Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống