Nội dung chính Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVsách Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 6: CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

 

  1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TỪ SAU NỬA THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến bước vào giai đoạn phát triển trên cơ sở các vương quốc hình thành từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

+ Vương quốc Pa-gan (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi) phát triển thành Vương quốc Mi-an-ma.

+ Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a (ở lưu vực sông Chao Phray-a).

+ Vương quốc Đại Việt, Chăm-pa, Cam-pu-chia (trên bán đảo Đông Dương).

+ Vương quốc Sri Vi-giay-a (đảo Xu-ma-tra),...

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và thống nhất một số vương quốc phong kiến lớn hơn:

+ Nhiều nước nhỏ trên đảo Gia-va và Xu-ma-tra (In-đô-nê-xi-a) thống nhất dưới thời Vương triểu Mô-giô-pa-hít.

+ Vương quốc A-út-thay-a của người Thái.

+ Lan Xang của người Lào.

+ Vương quốc Ma-lắc-ca.

- Nền tảng kinh tế chính vẫn là nông nghiệp trồng lúa nước và giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển thịnh đạt.

- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh với sự tăng cường quyển lực của nhà vua thông qua các cấp quan lại ở triểu đình và địa phương. Nhiều bộ luật ra đời chứng tỏ luật pháp ngày càng được hoàn thiện, quy củ.

- Khai thác tư liệu: Hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca rất phát triển. Điều này chứng tỏ Ma-lắc-ca là trung tâm kinh tế và giao lưu buôn bán quốc tế ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

  1. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
  2. a) Tín ngưỡng, tôn giáo

- Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á (Lan Xang, Cam-pu-chia,...) với nhiều ngôi chùa mới được xây dựng vừa đóng vai trò là trung tâm văn hoá, vừa là nơi thờ cúng.

- Hồi giáo cũng theo chân thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á trong thời kì này, sau đó được phổ biến với nhiều tiểu quốc Hồi giáo ra đời và Hồi giáo trở thành

quốc giáo.

  1. b) Chữ viết – văn học

- Nhiều nước ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình (chữ Thái, chữ Lào, chữ Nôm....).

- Dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

  1. c) Kiến trúc – điêu khắc

Đây là thời kì mà nhiều công trình kiến trúc - điêu khắc như đền, chùa, tháp kì vĩ được xây dựng: Khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma),... thể hiện sự ảnh hưởng, chi phối của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của người dân Đông Nam Á.

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay