Nội dung chính Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo Tây Âu sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ

CẢI CÁCH TÔN GIÁO

 

  1. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ XIII

- Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

- Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hoá mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật,... để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

  1. PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG
  2. a) Những thành tựu tiêu biểu

Lĩnh vực

Văn hóa

Nghệ thuật

Khoa học tự nhiên

Tác giả tiêu biểu

M.Xéc-van-téc, W.Sếc- Xpia,

Lê-ô-na đơ Vanh-xi,

Mi-ken-lăng-giơ

Cô-péc-ních, G.Bru-nô, G.Ga-li-lê

Tác phẩm tiêu biểu

Đôn-ki-hô-tê, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,

Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.

Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít.

Chống lại quan điểm sai lầm, bảo thủ.

  1. b) Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Ý nghĩa và tác động của phong trào Phục hưng đến xã hội Tây Âu:

+ Lên án Giáo hội Thiên Chúa, đả phá trật tự phong kiến lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm con người.

+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.

+ Đề cao tinh thần dân tộc (nhiều tác phẩm văn học được viết bằng tiếng của dân tộc mình).

+ Đề cao khoa học duy vật, phê phán quan điểm duy tâm, mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển:

  • Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến.
  • Mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.

 

  1. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
  2. a) Nguyên nhân bùng nổ

- Thiên Chúa giáo là chỗ dựa cho chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội Tây Âu.

- Giáo hội Thiên Chúa ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản, nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và đặt ra những lễ nghi tốn kém.

- Phong trào Cải cách tôn giáo đã bùng nổ khắp các nước Tây Âu, khởi đầu là Đức, Thuy Sĩ, tiêu biểu nhất là tư tưởng cải cách của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thụy Sĩ).

  1. b) Nội dung cơ bản

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Đòi bỏ bớt những lễ nghi phiền toái, tốn kém.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

à Những nội dung của Cải cách tôn giáo chủ yếu tập trung đến phê phán, chỉ trích Giáo hoàng và Giáo hội vì thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu. Hơn nữa, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản).

  1. c) Tác động

- Làm bùng lên cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Làm phân hoá Thiên Chúa giáo thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo.

à Là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn.

à Mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển cao hơn

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay