Nội dung chính Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 17: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
- SỰ THÀNH LẬP VƯƠNG TRIỀU LÊ SƠ
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.
- Để củng cố đất nước, triều đình Lê sơ đã thực hiện việc làm trên các lĩnh vực:
+ Bộ máy nhà nước mới được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
+ Chính quyền trung ương gồm sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do quan Thượng thư đứng đầu và nhiều cơ quan chuyên môn khác.
+ Chính quyền địa phương có các cấp hành chính: đạo/thừa tuyên, dưới là phủ đến huyện, châu và cuối cùng là xã/sách/động.
- Chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”; hoàn thiện pháp luật với việc ban hành bộ Quốc triều hình luật.
- Thực hiện chính sách kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mở rộng biên giới về phía nam.
- Những từ/cụm từ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: một thước núi, một tấc sông... lẽ nào lại nên vứt bỏ?; phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dân;... nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mỗi cho giặc, thì tội phải tru di.
à Chủ trương của nhà Lê sơ là luôn cương quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.
- TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI
- a) Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:
+ Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ.
+ Cấm để ruộng đất hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điển ở các vùng đất mới.
+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng đất công làng xã.
- Thủ công nghiệp:
+ Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm gốm.... phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.
+ Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh ở các làng nghề như Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội)...
- Thương nghiệp:
+ Triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.
+ Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền buôn nhiều nước đã đến buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,...
+ Các sản phẩm như: tơ lụa, gốm sứ, lâm thổ sản rất được ưa chuộng.
- b) Tình hình xã hội
- Xã hội phân hoá thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt.
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với Nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại để cày cấy và nộp tô cho họ.
+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông đảo nhưng không được coi trọng.
+ Nô tì có xu hướng giảm về số lượng.
- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.
- PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, GIÁO DỤC
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tín ngưỡng, tôn giáo | Nho giáo được để cao, chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. |
Văn học | - Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo và tập thơ Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyến cửu ca của Hội Tao đàn,... - Văn học chữ Nôm vẫn chiếm vị trí quan trọng với một số tác phẩm nổi tiếng như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông... |
Sử học, Địa lí | Nhà Lê sơ coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đổ. Tiêu biểu có các tác phẩm: Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên), Dư địa chí (Nguyễn Trãi)... |
Toán học | Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. |
Y học | Bản thảo thực vật toát yếu. |
Kiến trúc, điêu khắc | Nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hoá). Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ,... rất tỉnh xảo với nhiều tác phẩm còn được lưu truyền đến nay. |
Nghệ thuật | Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển. |
Giáo dục | Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long. Nhà Lê tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và cho lập bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt. |
- MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA TIÊU BIỂU
- a) Nguyễn Trãi
- Là vị anh hùng dân tộc đồng thời là danh nhân văn hoá thế giới. Với tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn về Văn học, Sử học, Địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quôc âm thi tập, Dư địa chí.
- Sự nghiệp, nhân cách và tâm hồn Nguyễn Trãi mãi mãi là vì sao sáng.
- Tư tưởng “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” của ông vẫn là bài học quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đến muôn đời.
- b) Lê Thánh Tông
- Là một vị hoàng đế anh minh, tài năng xuất chúng cả về chính trị, kinh tế. Ông cũng là nhà văn hoá lớn của dân tộc.
- Dưới thời trị vì của ông, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộ, có tới 500 người đỗ tiến sĩ.
- Hội Tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập đã đánh dấu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.
- Ông để lại di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với trên 300 bài thơ chữ Hán và tập Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ Nôm.
- c) Ngô Sỹ Liên
- Đỗ Tiến sĩ năm 1442.
- Ông là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ