Nội dung chính Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
BÀI 19: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
- SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NGUYỄN
- Năm 1792: vua Quang Trung qua đời.
→ Nhà Tây Sơn suy yếu.
- Năm 1801: Nguyễn Phúc Ánh đem quân lấn dần vùng đất thuộc nhà Tây Sơn, đánh chiếm kinh đô Phú Xuân.
→ Nguyễn Quang Toản (kế vị vua Quang Trung) chạy ra Bắc, bị bắt ở Bắc Giang.
→ Triều đại Tây Sơn kết thúc.
- Năm 1802:
+ Nhà Nguyễn chính thức thành lập.
+ Chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) làm kinh đô.
- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
* Hành chính
- Xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
- Dưới thời vua Gia Long:
+ Đổi tên nước thành Việt Nam.
+ Vua trực tiếp quản lí 4 doanh, 7 trấn.
+ Bắc thành mang truyền thống “phù Lê”, Gia Định thành – vùng đất nhà Nguyễn khai phá ở phía Nam.
+ Tổng trấn cai quản mỗi vùng, quyền lực như một phó vương.
- Dưới thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
→ Bộ máy quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
* Luật pháp
- Ban hành Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long):
+ 398 điều, 7 chương.
+ Bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
* Quân đội: chia thành 3 bộ phận:
- Thân binh: bảo vệ nhà vua.
- Cấm binh: phòng thủ hoàng thành.
- Tinh binh: ở kinh đô và các địa phương.
* Đối ngoại:
- Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh.
- Đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục.
- Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
- Thời Gia Long: quan hệ với Pháp khá cởi mở.
- Thời Minh Mạng: khước từ tất cả các yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
- TÌNH HÌNH KINH TẾ
- Nông nghiệp
- Chính sách khẩn hoang: ưu tiên đất trồng lúa, cho phép đất khai hoang thành đất tư.
→ Kích thích sản xuất nông nghiệp.
- Chính sách doanh điền:
+ Trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở nơi trọng yếu.
+ Ở Nam Bộ, binh linh kết hợp với dân khẩn hoang.
→ Lập hàng trăm đồn điền.
- Chính sách trị thủy:
+ Nam Bộ: đào nhiều sông, kênh rạch ở phía Nam.
→ Hiệu quả trong trị thủy, quốc phòng, giao thông, định cư.
+ Bắc Bộ: thất bại trong trị thủy. Có 38 lần mưa bão lụt lội, 16 lần vỡ đê (nửa đầu thế kỉ XIX).
- Thương nghiệp và thủ công nghiệp
Tiêu chí so sánh | Thời các chúa Nguyễn (XVII – XVIII) | Thời nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) |
Thủ công nghiệp | - Sự xuất hiện của các nghề mới (khắc in bản gỗ, làm đường trắng, khai mỏ,…). - Sự hoạt động tích cực của làng nghề như Bát Tràng, Thổ Hà, Yên Thái,… - Thợ thủ công lên thành thị lập phường, vừa sản xuất, vừa bán hàng. | - Các nghề truyền thống ngày càng phổ biến và chuyên nghiệp. - Các làng nghề tranh phát triển như Đông Hồ, Hàng Trống,… - Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, trực tiếp quản lí việc khai mỏ, đúc súng, chế vũ khí,… |
Thương nghiệp | - Chợ xuất hiện ngày càng nhiều: chợ làng, chợ huyện, chợ phủ,… - Sự hưng khởi của các đô thị lớn như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn – Bến Nghé, Mỹ Tho,… - Chính sách mở cửa của các chúa Trịnh, Nguyễn thu hút các nước phương Tây, Nhật Bản đến trao đổi, buôn bán bên cạnh những bạn hàng cũ. - Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá và buôn bán lâu dài. | - Đất nước được thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, nhiều thị tứ mới xuất hiện ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. - Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là nơi tập trung nhiều thuyền bè của cư dân địa phương và thương nhân nước ngoài đến buôn bán (trung tâm Gia Định là nơi tập trung nhiều mặt hàng, buôn bán sầm uất). - Nhà Nguyễn thực hiện chế độ thuế khóa nặng nề và chính sách độc quyền về ngoại thương, từ chối thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao, buôn bán chính thức với phương Tây, nhưng không ngăn cấm thương nhân phương Tây riêng lẻ đến buôn bán. |
Nét nổi bật chính | Chính sách khuyến khích sản xuất bên trong và mở cửa thế giới bên ngoài tích cực. | Nhà Nguyễn có hệ thống thuế khóa nặng nề và một nền ngoại thương hạn chế với phương Tây. |
- TÌNH HÌNH VĂN HÓA
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Khôi phục vị trí độc tôn của Nho giáo.
+ Coi trọng tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc.
+ Hạn chế hoạt động của Thiên chúa giáo.
- Giáo dục:
+ Năm 1803,Gia Long cho mở Đốc học đường.
+ Từ năm 1807: bắt đầu tổ chức các kì thi Nho học.
- Sử học, địa lí:
+ Năm 1820: Quốc sử quán thành lập, sưu tầm, lưu trữ, biên soạn các bộ sử.
+ Nhiều tác phẩm sử học, địa lí ra đời: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán), Gia Định thành thông trí (Trịnh Hoài Đức), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú).
+ Hệ thống châu bản và mộc bản.
- Văn học:
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), tuyển tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- Nghệ thuật: Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, các lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,…
- Âm nhạc:
+ Nhã nhạc cung đình Huế: đạt đến đỉnh cao nghệ thuật ca diễn.
+ Nghệ thuật ca múa nhạc dân gian phát triển rực rỡ: tuồng, chèo, hát ả đào, hát trống quân, hát ví, cò lả, hát quan họ (Bắc Ninh), hát xoan (Phú Thọ), hát giặm (Nghệ - Tĩnh), các điệu ca, hò, lí, miền Trung và miền Nam.
- TÌNH HÌNH XÃ HỘI
- QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
* Bằng chứng lịch sử:
- Bản đồ, tài liệu ghi chép của nước ngoài.
- Tài liệu của Quốc sử quán Triều Nguyễn.
- Hiện vật: đỉnh đồng ghi chữ Biển Đông, nơi có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
* Bằng chứng thực thi chủ quyền:
- Chính sách của các vua Triều Nguyễn: tiếp tục quản lí và khai thác vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà trước đó chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn đã thực hiện.
+ Dưới thời vua Gia Long:
- Lệnh cho đội Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình trên quần đảo Hoàng Sa.
- Tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Dưới thời vua Minh Mạng:
- Việc thực thi chủ quyền trên biển do vua trực tiếp kiểm tra kiểm sát.
- Cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của đất nước lên Cửu đỉnh.
- Xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Đại Nam nhất toàn đồ (1838).
- Hoạt động của hải đội Hoàng Sa và thủy quân Triều Nguyễn ở Biển Đông:
+ Thống kê tất cả các đảo, bãi cát.
+ Đo đạc chiều rộng, chiều cao, chiều dài, chu vi, nước biển bốn mặt nông sâu.
+ Thông kê các bãi đá ngầm.
+ Vẽ hình thể, đo đạc, vẽ thành bản đồ.
+ Ước lượng khoảng cách từ cửa biển khởi hành đến quần đảo.
+ Xác định phương hướng từ quần đảo vào đất liền và ngược lại.
=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX