Nội dung chính Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

  1. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885-1896)

* Phong trào Cần vương bùng nổ

- Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp; Bắc Kì, Trung Kì là “xứ bảo hộ”. 

- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình tiếp tục chống Pháp. 

Ngày 5/7/1885, phái chủ chiến tiến hành phản công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). 

- Ngày 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban Dụ Cần vương, lệnh toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước. 

→ Phong trào Cần vương ra đời.

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Tên cuộc khởi nghĩa và thời gian diễn ra

Người 

lãnh đạo

Căn cứ/ địa bàn  hoạt động chính

Kết quả

Ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy 

(1883 – 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Bãi Sậy, phủ Khoái Châu (Hưng Yên)

- Năm 1883: Cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo bùng nổ. 

- Năm 1885: nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, liên tục phục kích quân Pháp ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh ngày nay.

- Năm 1888: Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần.

- Năm 1892: khởi nghĩa tan rã hoàn toàn.

Có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của nhân dân ta, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. 

Khởi nghĩa Ba Đình 

(1886 – 1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Ba Đình, Nga Sơn (Thanh Hóa)

- Năm 1886: khởi nghĩa bùng nổ.

- Tháng 1/1887: 

+ Quân Pháp dùng đại bác tấn công, biến căn cứ thành biển lửa. 

+ Nghĩa quân rút lên Mã Cao (Thanh Hóa), chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

 

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Phan Đình Phùng

Hương Khê (Hà Tĩnh); miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Giai đoạn 1 (1885 – 1888): nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thực

- Giai đoạn 2 (1888 – 1896): nghĩa quân liên tục tổ chức các trận tập kích quân Pháp 

- Ngày 28/12/1895: Phan Đình Phùng hi sinh. Cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.

 
  1. PHONG TRÀO YÊN THẾ (1884-1913)

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XI

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay