Nội dung chính Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá

Hệ thống kiến thức trọng tâm i 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá sách Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 18: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG VÀ CÁC TRƯỜNG KHÓA

I. XEM XÉT BÀI TOÁN

- Ta sẽ quy ước nói đến nhạc sĩ sáng tác bản nhạc là nói đến tên một nhạc sĩ hay tên một nhóm nhạc sĩ sáng tác bản nhạc đó. Tương tự như vậy, ta cũng quy ước khi nói đến tên ca sĩ là nói đến một ca sĩ hay một nhóm ca sĩ biểu diễn tác phẩm.

II. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG

- Thông tin quản lí bao gồm: Số hiệu bản thu âm (STT), tên bản nhạc, tên nhạc sĩ sáng tác, tên ca sĩ thể hiện. Từ đó có thể hình dung một bảng dữ liệu tên là banthuam, với các trường idBanthuam (để lưu số hiệu bản thu âm), tenBannhac (để lưu tên bản nhạc), tenNhacsi (để lưu tên nhạc sĩ), tenCasi (để lưu tên ca sĩ) và viết mô tả ngắn gọn ở dạng:

banthuam(idBanthuam, tenBannhac,tenNhacsi,tenCasi)

trong đó, trường idBanthuam là trường khóa chính.

III. TỔ CHỨC LẠI BẢNG DỮ LIỆU

- Phân tích và sắp xếp lại bảng dữ liệu để hạn chế lượng dữ liệu lặp lại.

Bước 1. Đầu tiên là hạn chế dữ liệu dư thừa do việc lặp lại tên ca sĩ, có thể khá dài, chiếm nhiều dung lượng lưu trữ. Do sự lặp lại này, mỗi lần sửa tên một ca sĩ ở tất cả các dòng có tên ca sĩ này. Nếu sót hoặc sửa khác nhau thì dữ liệu sẽ mất tính nhất quán.

Giải pháp giúp cho việc kiểm soát tính nhất quán tên ca sĩ là tạo bảng casi (idCasi, tenCasi). Khi đó bảng bản thu âm sẽ có dạng: banthuam (idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, idCasi).

Bước 2. Tương tự, đối với bản nhạc, giải pháp là tạo bảng bản nhạc: bannhac (idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi). Khi đó bảng thu âm sẽ có dạng: banthuam (idBanthuam, idBannhac, idCasi).

Bước 3. Tương tự đối với tên nhạc sĩ trong bảng bản nhạc, giải pháp là tạo bảng nhạc sĩ: nhacsi (idNhacsi, tenNhacsi), bảng bản nhạc sẽ có dạng: bannhac (idBannhac, tenBannhac, idNhacsi).

- Tổng kết lại, CSDL sau khi tổ chức lại gồm 4 bảng như sau:

casi (idCasi, tenCasi)

nhacsi (idNhacsi, tenNhacsi)

bannhac(idBannhac, tenBannhac, idNhacsi)

banthuam(idBanthuam, idBannhac, idCasi)

IV. CÁC LOẠI KHÓA

- Mỗi bảng đã có một khóa chính.

- Khóa ngoài của các bảng:

bannhac: .idNhacsi tham chiếu đến idNhac trong bảng nhacsi

banthuam: .idBannhac tham chiếu đến idBannhac trong bảng bannhac, .idCasi tham chiếu đến idCasi trong bảng casi.

- Khóa cấm trùng lặp: Cặp (tenBannhac, idNhacsi) trong bảng bannhac không được trùng lặp giá trị. Cặp (idBannhac, idCasi) cũng không được trùng lặp giá trị. Để ghi nhớ điều này người ta cũng nói rằng các trường này phải đặt khóa cấm trùng lặp.

=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay