Nội dung chính Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 16: Định dạng khung
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 16: Định dạng khung sách Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng sách Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG KHUNG
1. PHÂN LOẠI PHẦN TỬ KHỐI VÀ NỘI TUYẾN
- Các thẻ (hay phần tử) HTML được chia làm hai loại:
+ Khối (block level): Các phần tử khối thường bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web.
+ Nội tuyến (inline level): Các phần tử nội tuyến là các phần tử nhúng bên trong một phần tử khác.
- Mặc định các phần tử HTML sẽ thuộc một trong hai loại khối hoặc nội tuyến.
Có thể thay đổi loại phần tử HTML bằng thuộc tính display. Các giá trị của thuộc tính này bao gồm block, inline, none. Giá trị none sẽ làm ẩn (không hiển thị) phần tử này trên trang web.
2. THIẾT LẬP ĐỊNH DẠNG KHUNG BẰNG CSS
- Lưu ý: Cần phân biệt hai loại phần tử HTML, phần tử khối và phần tử nội tuyến. Với phần tử dạng khối, các khung được xác định với đầy đủ tính chất, còn với các phần tử nội tuyến thì khung chỉ có thể thiết lập mà không có các thông số chiều cao, chiều rộng.
Bảng 16.2. Các thuộc tính liên quan đến khung
3. MỘT SỐ BỘ CHỌN ĐẶC BIỆT CỦA CSS
a) Thiết lập bộ chọn là một lớp các phần tử có ý nghĩa gần giống nhau
- Trong thực tế, có thể có nhu cầu định dạng cho một nhóm phần tử có cùng ý nghĩa, ví dụ các đoạn văn bản có liên quan đến một sự kiện nào đó hoặc một số đoạn văn bản quan trọng cần nhấn mạnh.
Trong các trường hợp này, thiết lập bộ chọn lớp class cho các phần tử đó để có thể thiết lập định dạng chung.
- Cấu trúc chung của bộ chọn lớp:
Bảng 16.3. Một số định dạng hay gặp với bộ chọn lớp
Bộ chọn | Ý nghĩa |
.test | Áp dụng cho tất cả các phần tử có lớp tên là test. |
.test.warning | Áp dụng cho tất cả các phần tử có tên lớp đồng thời là test và warning. Ví dụ: <p class "test warning">...</p> |
p.test | Áp dụng cho tất cả các phần tử p có gắn lớp tên test. |
b) Thiết lập bộ chọn riêng cho từng phần tử riêng biệt có mã định danh id
- Nếu muốn định dạng cho các phần tử riêng biệt thì cần thiết lập mã định danh id cho phần tử này.
- Trong một trang web, mỗi phần tử chỉ có một mã định danh id duy nhất.
- Cấu trúc chung của bộ chọn định danh:
c) Thiết lập bộ chọn thuộc tính CSS
- Một tính chất quan trọng khác của CSS là có thể thiết lập bộ chọn là thuộc tính. Các định dạng này sẽ được thiết lập và áp dụng cho các phần tử nếu được gắn với thuộc tính cụ thể nào đó.
* Lưu ý: Khi đặt tên cho id và class:
- Tên của id và class phân biệt chữ in hoa, in thường.
- Tên bắt buộc phải có ít nhất một kí tự không là số, không bắt đầu bằng số, không chứa dấu cách và các kí tự đặc biệt khác.
- Một phần tử có thể thuộc nhiều lớp khác nhau. Để khai báo, chúng ta đặt các tên lớp cách nhau bởi dấu cách. Trong ví dụ sau phần tử p thuộc đồng thời ba lớp là “test”, “more” và “once”:”
=> Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 16: Định dạng khung