Nội dung chính Toán 6 cánh diều bài Thực hành phần mềm Geogebra
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài Thực hành phần mềm Geogebra sách Toán 6 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách cánh diều
CHƯƠNG 3: HÌNH HỌC TRỰC QUAN
THỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA
1. GIỚI THIỆU PHÂN MỀM GEOGEBRA
- GV giới thiệu phần mềm:
+ Các tiện ích của phần mềm như: miễn phí; dễ sử dụng; có thể chuyển nhiều ngôn ngữ; phạm vi sử dụng rất rộng (Hình học phẳng, Hình học không gian, Đại số, Giải tích, Xác suất, Thống kê, Bảng tính điện tử); sử dụng được trên nhiều hệ đi hành khác nhau, có thể chạy trực tuyến (online) hoặc cài đặt vào máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và hỗ trợ rất tốt cho việc dạy và học môn Toán cũng như giáo dục STEM.
+ Địa chỉ: sử dụng online tại địa chỉ https://www.geogebra.org hoặc tải từ địa chỉ https://www.geogebra.org/download và cài đặt vào máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
- GV hướng dẫn HS khởi động phần mềm Geogebra
- GV giới thiệu về các khu vực trên giao diện của Geogebra, đặc biệt là vùng làm việc và thanh công cụ.
+ Thanh bảng chọn: Cho phép tạo mới, mở, lưu, xuất bản, sao chép, tùy chọn tên, cỡ chữ, tùy biến thanh công cụ…rất nhiều chức năng quan trọng của phần mềm điều nằm ở đây.
+ Thanh công cụ: Thanh công cụ cho phép di chuyển đối tượng, tạo điểm, tạo đường thẳng, dựng đường vuông góc, dựng đường tròn, dựng góc, phép đối xứng,…
+ Vùng hiển thị: Hiện thi thông tin chi tiết của đối tượng tương ứng trong vùng làm việc.
+ Vùng làm việc: Khu vực làm việc chính của chương trình, các đối tượng như điểm, đường thẳng, tam giác, đường tròn,…đều nằm ở đây.
+ Thanh nhập đối tượng: Nhập các đối tượng hình học bằng bàn phím. Trong phạm vi của bài viết mình không hướng dẫn các bạn cách sử dụng thanh công cụ này.
+ Gv hướng dẫn cách thiết lập giao diện Tiếng Việt:
Vào Option → Chọn Language → Chọn R-Z → Chọn Vietnamese/Tiếng Việt.
2. THỰC HÀNH PHẦM MỀN GEOGEBRA TRONG TÍNH TOÁN SỐ HỌC
- Sử dụng trực tiếp lệch trong CÁ
- a) Tìm ước của số nguyên dương.
+ a Z+. Tìm Ư(a):
Nhập lệnh: DanhSachUocSo (a) rồi bấm Enter.
Luyện tập 1: Tìm các Ư(482)
- Nhập lệnh: DanhSachUocSo (482)
- Màn hình xuất hiện kết quả:
{ 1, 2, 241, 482}.
- b) Tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương.
Cho a, b Z+. Để tìm ƯCLN(a, b):
Nhập lệnh USCLN (a,b) rồi bấm Enter.
Luyện tập 2: Tìm ƯCLN (132, 150)
Nhập lệnh: USCLN (132, 150) rồi bấm Enter.
Màn hình xuất hiện kết quả: 6
- c) Tìm bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên dương.
Cho a, b Z+. Để tìm BCNN(a, b):
Nhập lệnh: BSCNN(a,b) rồi bấm Enter
Luyện tập 3: Tìm BCNN(186, 194):
- Nhập lệnh: BSCNN(186, 194) rồi bấm Enter
- Màn hình xuất hiện kết quả: 18042
- d) Tìm số dư của phép chia:
Cho a, b Z+. Để tìm số dư của phép chia a cho b, ta làm như sau:
- Nhập lệnh: SoDu (55, 16) rồi bấm Enter.
- Màn hình xuất hiện kết quả: 7.
Luyện tập 4: Tìm số dư phép chia 2020 cho 12.
- Nhập lệnh: SoDu (2020, 12) rồi bấm Enter.
- Màn hình xuất hiện kết quả: 4
- Tạo công cụ để tìm ƯCLN, BCNN của các số nguyên dương.
Cho a, b, c Z+.Tạo công cụ tìm ƯCLN (a, b) và BCNN (a, b, c):
- a) Tạo các liên kết
- Nhập lệnh: a = 1 rồi bấm Enter.
- Nhập lệnh: b = 1 rồi bấm Enter.
- Nhập lệnh: c = 1 rồi bấm Enter.
- b) Thực hiện các lệnh
- Nhập lệnh “USCLN (a, b)” để tạo ra số d là ước chung lớn nhất của hai số a và b.
- Nhập lệnh “BSCNN(a, b)” để tạo ra số e là bội chung nhỏ nhất của số a và b.
- Nhập lệnh “BSCNN(e, c)” để tạo ra số f là bội chung nhỏ nhất của số a, b, c.
- c) Tạo các hộp chọn đầu vào: (SGK-tr121)
- d) Tạo các hộp thông báo kết quả: (SGK-tr121)
3. SỬ DỤNG PHẦN MỀN GEODEBRA ĐỂ VẼ ÌNH TAM GIÁC ĐỀU, HÌNH VUÔNG, HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU
1) GV giới thiệu tính năng của các công cụ cơ bản trên thanh công cụ.
+ Nhóm công cụ di chuyển
+ Nhóm công cụ điểm
- : Trung điểm hoặc tâm: Nháy chuột vào hai điểm hoặc đoạn thẳng để xác định trung điểm.
+ Nhóm công cụ đường thẳng
- Đoạn thẳng: Xác định hai điểm A và B để vẽ đoạn thẳng AB.
- Đoạn thẳng với độ dài cố định: Nháy chuột chọn điểm A và nhập vào hộp thoại hiện ra chiều dài đoạn thẳng.
- : Đường thẳng qua hai điểm: Vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm được chọn
+ Nhóm công cụ quan hệ
- : Đường vuông góc: Xác định đường thẳng a và một điểm A để vẽ một đường thẳng qua A và vuông góc với a.
- :Đường song song: Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng.
+ Nhóm công cụ đa giác
- : Đa giác đều: Xác định hai điểm A, B và nhập vào hộp thoại xuất hiện một số n để vẽ một đa giác đều n đỉnh ( bao gồm cả A, B).
+ Nhóm công cụ đường tròn, cung tròn
+ Nhóm công cụ góc và khoảng cách
Các nhóm công cụ khác, chúng ta sẽ tìm hiểu sau.
2) Thực hành vẽ hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều:
- GV giới thiệu hai cách vẽ:
+ C1: sử dụng trực tiếp các lệnh để vẽ ngay hình. (SGK-tr122,123)
+ C2: trình bày các bước nhằm giúp HS tạo dựng hình. (SGK-tr123, 124)
Mỗi cách vẽ đa giác đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Gv cho HS thực hành cả hai cách.
- Gv yêu cầu Hs trao đổi, thảo luận nhận xét ưu, nhược điểm của 2 cách.
Kết quả:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Cách 1 | - Thao tác đơn giản. - Ít thao tác - Kết quả nhanh chóng | HS không thấy được quá trình vẽ đa giác đều. |
Cách 2 | - Thao tác phức tạp hơn. - Nhiều thao tác hơn. | HS được trải nghiệm các tính chất của đa giác đều. |
3) Thực hành vẽ một số hình trong thực tiễn.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ một biển báo giao thông có dạng hình tam giác đều.
Từ đó, giúp HS hiểu thêm về các loại biển báo khi tham gia giao thông, đồng thời tạo cơ hội để các em thực hành với các lệnh vẽ hình được học.
- GV hướng dẫn HS vẽ biển báo:
+ Dùng vẽ điểm A và điểm B.
+ Chọn menu Các tùy chọn/ Tên/ Không hiển thị tên đối tượng mới để ẩn tên các đối tượng sẽ vẽ.
+ Dùng vẽ đường tròn tâm A, đi qua B.
+ Dùng vẽ đường tròn tâm B, đi qua A.
+ Dùng ( nháy chuột của từng đường tròn) xác định giao điểm của hai đường tròn.
+ Nháy nút phải chuột vào giao điểm ( phía dưới), chọn Đổi tên và nhập vào điểm C.
Ta nhận được Hình 1.
+ Nháy nút phải chuột vào từng đường tròn, chọn Hiển thị đối tượng để ẩn điểm này.
+ Dùng vẽ các đoạn thẳng AB, BC và Ca. Ta nhận được Hình 2.
+ Chọn Menu Các tùy chọn/ Tên/ Chỉ hiện thị tên các điểm mới để cho xuất hiện tên các điểm sẽ vẽ.
+ Dùng vẽ D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC, AB.
+ Dùng vẽ các đường thẳng AD, BE, CF.
+ Dùng vẽ điểm G sao cho A nằm giữa G và D. Ta nhận được Hình 3.
+ Dùng vẽ đường thẳng đi qua G và song song với AB.
+ Dùng xác định giao điểm H của đường thẳng trên với đường thẳng BE.
+ Dùng vẽ đường thẳng đi qua G và song song với AC
+ Dùng xác định giao điểm I của đường thẳng trên với đường thẳng CF.
Ta nhận được Hình 4.
+ Nháy nút phải chuôt vào từng đường thẳng, chọn Hiển thị đối tượng để ẩn các đường thẳng.
+ Dùng vẽ các đoạn thẳng GH, HI, IG.
+ Nháy nút phải chuột vào từng điểm D, E, F, chọn Hiển thị đối tượng để ẩn các điểm này.
Ta nhận được Hình 4
+ Dùng ( nháy chuột lần lượt vào A, B, C, A), nháy nút chuột phải vào tam giác ABC, chọn Thuộc tính, chọn Màu sắc, chọn màu vàng, chọn Tính chắn sáng 100 để tô màu vàng cho tamm giác ABC.
+ Làm tương tự như trên để tô màu đỏ cho các hình ABHG, ACIG và BCIH.
+ Nháy nút phải chuột vào từng điểm, chọn Hiển thị đối tượng để ẩn các điểm.
Ta nhận được Hình 6.
- GV hướng dẫn HS một số tính năng hỗ trợ.
+ GV hướng dẫn HS xóa đối tượng:
- C1: Nháy chọn đối tượng rồi nhấn phím Delete.
- C2: Nháy nút phải chuột lên đối tượng đó rồi chọn
- GV yêu cầu HS xóa đối tượng bằng 2 cách.
+ GV hướng dẫn HS đổi tên đối tượng: Nháy chọn đối tượng rồi nháy nút phải chuột và chọn
+ GV yêu cầu HS thực hành đổi tên đối tượng.
+ GV thực hiện các thao tác hướng dãn HS ẩn/hiện hệ trục tọa độ và lưới ô vuông ở vùng làm việc: Chọn Vùng làm việc rồi nháy chuột vào các biểu tượng tương ứng để ẩn/ hiện lưới hoặc hệ trục tọa độ.
+ GV cho HS thực hành các thao tác ẩn/hiện hệ trục tọa độ.
+ GV hướng dẫn HS lưu lại kết quả :
- C1 : Chọn Hồ sơ → Lưu lại → Chọn vị trí lưu tệp và đặt tên tệp. ( tệp được tạo có phần mở rộng ggb).
- C2 : Chọn Hồ sơ → Xuất bản → Hiển thị đồ thị dạng hình (png, esp)… (Tệp được tạo ngầm định có phần mở rộng là png)
GV yêu cầu HS thực hành lưu kết quả bằng 2 cách.
- GV đánh giá, nhận xét chuẩn kiến thức.