Nội dung chính Vật lí 9 Chân trời bài 8: Điện trở. Định luật Ohm
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 8: Điện trở. Định luật Ohm sách Vật lí 9 sách Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN
BÀI 8: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM
I. TÁC DỤNG CẢN TRỞ DÒNG ĐIỆN CỦA VẬT DẪN ĐIỆN
- Với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu các vật dẫn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua chúng cũng khác nhau.
- Mỗi vật dẫn điện có mức độ cản trở dòng điện khác nhau.
II. ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM
1. Khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
2. Điện trở của một đoạn dây dẫn
- Trị số luôn không đổi đối với mỗi đoạn dây dẫn và được gọi là điện trở của đoạn dây dẫn đó.
- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.
- Trong sơ đồ mạch điện, điện trở được kí hiệu là: hoặc .
- Trong hệ SI, đơn vị đo điện trở là ôm, kí hiệu là Ω.
3. Định luật Ohm
- Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó:
Trong đó:
+ I (A) là cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn.
+ U (V) là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn.
+ R (Ω) là điện trở của đoạn dây dẫn.
III. CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ
- Điện trở của một đoạn dây dẫn kim loại hình trụ có chiều dài l và tiết diện S được xác định theo công thức:
Trong đó:
+ ρ (Ωm) là điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.
+ R (Ω) là điện trở của đoạn dây dẫn.
+ l (m) là chiều dài đoạn dây dẫn.
+ S (m2) là tiết diện của dây dẫn.
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 8: Điện trở. Định luật Ohm