Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 12 chân trời Bài 4 Lí thuyết âm nhạc: Quãng ghép – Cách gọi tên quãng ghép
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 Lí thuyết âm nhạc: Quãng ghép – Cách gọi tên quãng ghép âm nhạc 12 chân trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
BÀI 4. QUÃNG GHÉP – CÁCH GỌI TÊN QUÃNG GHÉP
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm (…) cụm từ thích hợp để hoàn thành khái niệm đúng:
“Quãng là khoảng cách về cao độ…, vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc
A. của 3 âm.
B. giữa nhiều âm.
C. giữa 2 âm.
D. của một hoặc nhiều âm.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nói đúng về khái niệm quãng ghép?
A. quãng rộng hơn một quãng 5 gọi là quãng ghép
B. quãng rộng hơn một quãng 6 gọi là quãng ghép
C. quãng rộng hơn một quãng 7 gọi là quãng ghép
D. quãng rộng hơn một quãng 8 gọi là quãng ghép
Câu 3: Nêu cấu tạo của quãng ghép?
A. ghép thêm 1 quãng 7 vào quãng đơn
B. ghép thêm 1 quãng 8 vào quãng đơn
C. ghép thêm 1 quãng 9 vào quãng đơn
D. ghép thêm nhiều quãng vào quãng đơn
Câu 4: Đâu là đáp án đúng khi gọi tên quãng ghép:
A. gọi theo độ lớn số lượng các bậc có trong quãng
B. gọi theo tính chất trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm… của quãng đơn ghép vào
C. gọi theo độ lớn số lượng hoặc độ lớn chất lượng.
D. gọi theo độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng có trong quãng
Câu 5: Độ lớn chất lượng của các quãng ghép được xác định dựa vào:
A. các quãng đơn.
B. độ lớn chất lượng của quãng đơn.
C. số lượng bậc có trong quãng.
D. Một yếu tố khác.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Quãng có 2 âm vang lên cùng một lúc được gọi là:
A. Quãng hòa thanh
B. Quãng giai điệu
C. Quãng đơn
D. Quãng ghép.
Câu 2: Quan sát hình dưới đây và chọn đáp án đúng:
A. Quãng 10 trưởng là quãng có một quãng 8 đúng ghép với quãng 3 thứ
B. Quãng 10 trưởng là quãng có một quãng 8 đúng ghép với quãng 3 trưởng
C. Quãng 11 đúng là quãng có một quãng 8 đúng ghép với quãng 4 tăng
D. Quãng 11 đúng là quãng có một quãng 8 đúng ghép với quãng 4 đúng
Câu 3: Quãng ghép có điểm gì khác biệt so với các quãng đã học?
A. Âm gốc và âm ngọn nằm trong cùng 1 tầng quãng 13.
B. Âm gốc và âm ngọn nằm ở 2 tầng quãng 11 khác nhau
C. Âm gốc và âm ngọn nằm ở 2 tầng quãng 8 khác nhau.
D. Âm gốc và âm ngọn nằm trong cùng 1 tầng quãng 10.
Câu 4: Để tính độ lớn lượng quãng ghép ta tính theo công thức:
A. quãng ghép = quãng đơn + 6
B. quãng ghép = quãng đơn + 7
C. quãng ghép = quãng đơn + 8
D. quãng ghép = quãng đơn + 9
Câu 5: Tên gọi khác của quãng ghép khi lớn hơn 2 quãng 8 đúng là:
A. Quãng ghép đôi
B. Quãng ghép kép
C. Quãng kép
D. Quãng kép đơn.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm…
A. Quãng 3 thứ – quãng 8 đúng
B. Quãng 3 trưởng – quãng 8 đúng
C. Quãng 4 đúng – quãng 8 đúng
D. Quãng 4 tăng – quãng 8 đúng
Câu 2: Xác định tên của các quãng đơn trong quãng ghép sau:
A. 13 trưởng - 10 trưởng
B. 13 thứ - 10 đúng
C. 13 trưởng - 10 thứ
D. 9 thứ - 10 trưởng
Câu 3: Tên của quãng thứ ba từ trái sang phải là:
A. quãng 12 đúng
B. quãng 11 tăng
C. quãng 12 giảm
D. quãng 13 thứ
Câu 4: Tên của quãng thứ 2 và thứ 4 tư trái sang phải là:
A. quãng 13 thứ - quãng 10 trưởng
B. quãng 12 đúng – quãng 13 thứ
C. quãng 13 thứ - quãng 10 trưởng
D. quãng 13 đúng – quãng 10 thứ.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn nhạc sau và cho biết: Ở cuối ô nhịp thứ tư, đầu ô nhịp thứ năm của ca khúc (không kể nhịp lấy đà) là quãng….
A. 9 trưởng
B. 9 thứ
C. 10 thứ
D. 10 trưởng
Câu 2: Đọc tên quãng ghép dưới đây:
A. Quãng 9 đúng - quãng 11 đúng – quãng 10 thứ
B. Quãng 9 thứ - quãng 11 thứ – quãng 10 thứ
C. Quãng 9 thứ - quãng 11 đúng – quãng 10 thứ
D. Quãng 9 thứ - quãng 11 đúng – quãng 10 đúng
Câu 3: Đọc tên quãng ghép dưới đây:
A. Quãng 10 thứ - quãng 12 trưởng
B. Quãng 10 trưởng – quãng 12 thứ
C. Quãng 10 trưởng – quãng 12 đúng
D. Quãng 10 thứ - quãng 12 đúng.
=> Giáo án Âm nhạc 12 chân trời Bài 4 Lí thuyết âm nhạc: Quãng ghép – Cách gọi tên quãng ghép